“Quả rừng nhưng có võ lắm đó. Nhiều khi người dân thành phố muốn mua đem về xuôi tặng biếu bạn bè mà không có, phải vào tận bản mới gom được một ít thôi”, anh Thắng nói.
Hường là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, ngay cả khi được mang về trồng trong vườn trong rẫy, người dân cũng không phải sử dụng bất kỳ loại phân bón nào cả. Vì thế, quả hường được rất nhiều người ưa chuộng.
Loại quả này giống cam Vinh, có vị chua khi già và ngọt thanh lúc chín. Chúng ra hoa vào cuối tháng 2, đến giữa tháng 9 thì quả bắt đầu chín dần. Và đây chính là loại quả đặc sản của người dân ở Quãng Ngãi.
Theo người dân nơi đây, hường cùng họ hàng với cam nên kích cỡ, màu sắc khá giống nhau. Thời gian mọc đến khi cho ra lứa quả đầu tiên khoảng 3-4 năm với chiều cao của cây từ 2-6m. Mỗi đời cây cho trái lên đến 15-25 năm.
Loại quả này giống cam Vinh, có vị chua khi già và ngọt thanh lúc chín.
“Hồi tôi còn nhỏ đã có loại cây ăn quả này rồi. Nó có từ thời ông bà thì phải. Chỉ cần ăn và vứt hạt xuống đấy là có thể sinh trưởng và cho quả ăn. Cây Hường giờ cũng thành cây rừng, mọc ngoài bờ ngoài bụi. Nhưng nhìn vậy thôi, chứ nó là loại quả rất quan trọng đối với chúng tôi”, anh Thắng – một người dân ở Tây Trà, Quảng Ngãi cho hay.
Cũng theo người này, quả hường giờ đây là một trong những loại quả quý của bà con trong vùng. Khi chín, nó chẳng khác gì cam Vinh, nên người dân và trẻ nhỏ rất thích ăn. Đặc biệt người từ thành phố về thường kiếm mua loại quả này mang về thưởng thức. “Quả rừng nhưng có võ lắm đó. Nhiều khi người dân thành phố muốn mua đem về xuôi tặng biếu bạn bè mà không có, phải vào tận bản mới gom được một ít thôi”, anh Thắng nói.
Sau khi thu hái từ rừng trở về, bà con chủ yếu để cho trẻ nhỏ, người già trong nhà ăn. Hôm nào hái được nhiều thì sẽ đem ra chợ bán với giá 30.000 đồng/10 quả.
Không chỉ là hoa quả của người dân Quảng Ngãi, hường còn là loại quả rừng mang lại thu nhập cho người dân. Mỗi ngày nếu ai siêng làm cũng hái được khoảng 150 quả/ngày/người. Thậm chí hôm nào gặp nơi hường mọc nhiều, số lượng thu hái phải lên tới 300 quả/ngày/người.
Sau khi thu hái từ rừng trở về, bà con chủ yếu để cho trẻ nhỏ, người già trong nhà ăn. Hôm nào hái được nhiều thì sẽ đem ra chợ bán với giá 30.000 đồng/10 quả. “Đối với dân buôn, đồng bào sẽ bán với giá rẻ hơn. Sau đó họ đem về dưới xuôi bán với giá lên tới hàng trăm nghìn đồng/kg (90.000 – 120.000 đồng/kg), bao gồm cả tiền công vận chuyển và lời lãi”, anh Thắng cho hay.