Đặc sản me keo - ký ức tuổi thơ của nhiều người

K.T - Ngày 17/08/2021 19:00 PM (GMT+7)

Theo chị Thu, ở quê chị, người dân dùng me keo xanh làm rau, ăn sống hoặc chiên xào. Còn khi quả chín có vị chua chua, ngọt ngọt dùng làm đồ ăn vặt, nước giải khát…

Me keo (hay còn gọi là me nước, găng tây, keo tây) là loại cây thích hợp sống ở vùng nhiệt đời, có nguồn gốc ở miền Đông các nước châu Phi, sau đó xuất hiện nhiều ở châu Mỹ và châu Á. Ở đây, chúng chủ yếu được trồng để làm hàng rào.

Thân của chúng là thân đại gỗ, có gai, chiều cao lên đến 10m. Cây có nhiều nhánh nhỏ, dẻo dai, mọc tua tủa. Mỗi cuống lá thường có 2 lá chét, lá nhỏ, hình trứng, dài từ 2-2.5cm. Hoa có màu trắng xanh, mọc thành chùm xum xuê ở đầu mỗi cành, có mùi thơm nhẹ, phấn hoa nhiều chất dinh dưỡng. Quả dạng xoắn ốc dài từ 5-8cm, rộng 1cm, cong queo thăt giữa các hạt. Hạt có màu đen láng.

Tại Việt Nam, me keo được trồng phổ biến khắp cả nước, từ các tỉnh phía Bắc cho đến miền Nam, từ đồng bằng lên đồi núi, cao nguyên. Song miền Trung Bộ và Nam Bộ nhiều hơn cả. Ở đó, người dân tận dụng loại cây này làm thực phẩm và làm thuốc điều trị một số bệnh như rôm sảy, sốt…

Đặc sản me keo - ký ức tuổi thơ của nhiều người - 1

Chị Thu Vũ (34 tuổi, Kiên Giang) cho biết: “Với nhiều người cây me keo còn khá lạ lẫm nhưng người dân Nam Bộ thì nó quen thuộc vô cùng. Ở quê tôi, người dân trồng me ở bến sông, sau hiên nhà làm hàng rào. Bởi cây me có gai nhọn, khi bị đâm sẽ đau nhức vài ngày khiến loài trâu rất sợ. Vì thế nhà nhà trồng làm hàng rào, tránh sự phá hoại của trâu.

Trước kia, quả me keo chín rụng khắp vườn cũng ít ai hái hoặc nhặt về ăn. Chỉ có lũ trẻ con trong xóm thi thoảng rủ nhau ăn và coi như là thức quà quê. Giờ đây, thứ quả này bỗng dưng được người giàu ưa chuộng đến lạ lùng. Tôi cũng không rõ vì sao nữa?”.

Theo chị Thu, ở quê chị, người dân dùng me keo xanh làm rau, ăn sống hoặc chiên xào. Còn khi quả chín có vị chua chua, ngọt ngọt dùng làm đồ ăn vặt, nước giải khát… Đặc biệt, nó còn được biết đến như gia vị không thể thiếu cho các món ăn như canh chua nấu với mẹ, các loại nước mắm me để chấm…

Đặc sản me keo - ký ức tuổi thơ của nhiều người - 2

Ngoài ra, tất cả bộ phận của me keo đều có tác dụng trong điều trị một số bệnh, như:

Rễ và vỏ cây

Rễ và vỏ khi sắc nước lên có thể điều trị sốt rét, thanh nhiệt cơ thể và điều trị sốt. Để ứng dụng cao trong đời sống nên thái nhỏ và phơi khô rễ và vỏ cây để tiện cho việc sử dụng, sắc nước. Có thể dùng 10-20g sắc nước uống mỗi ngày. 

Lá me

Khi sắc nước từ lá me có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường, chứng khó tiêu, hay dùng lá tươi để đắp ngoài da chữa tấy, đau, bệnh hoa liễu…

Quả me và hạt me 

Theo nghiên cứu trong quả me và hạt me có các chất chống oxy hóa, là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.

Thân cây 

Thân cây me có thể ngâm rượu để điều trị nhức mỏi theo kinh nghiệm dân gian. Bằng cách, chọn cây me già, có tuổi, thân to hoặc cành to từ cổ tay trở lên. Rửa sạch, chặt ra từng lát mỏng. Sau đó, lấy những lát me đã chặt bỏ vào bình và đổ rượu trắng, đổ rượu đủ để ngập tất cả lát Me Keo và đậy kín. Để khoảng 1 tháng thì lấy sử dụng, liều lượng khoảng 1 ly nhỏ, ngày uống 1 lần và uống sau ăn.

Đặc sản nổi tiếng An Giang, nhìn đã thấy sợ hãi nhưng người giàu muốn thưởng thức phải xếp hàng
Ít ai ngờ rằng, loài côn trùng này lại trở thành đặc sản nổi tiếng khắp xứ An Giang.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương