Tại Việt Nam, cơm rượu mọc ở các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội...
Cây cơm rượu (hay còn gọi là bưởi bung, chùm rượu) là loài mọc hoang dại ở lùm, bụi, rừng thưa trên đất đồi ven sông suối, rạch. Chúng có đặc điểm: Cành cây có màu hơi đỏ, lá kép dài từ 20-30cm, với chiều cao của cây trưởng thành từ 1m-2,5m; Hoa mọc thành cụm, cuống ngắn, màu trắng, nhẵn, nụ hoa hình trứng; Cụm quả có thể dài đến 25cm, cuống dài; Quả hình tròn, ra quả thành từng chùm từ 10-50 quả/chùm. Khi còn non có màu xanh, khi chín thì vỏ có màu hồng nhạt, nhìn bóng và trong.
Cây ra hoa quả hằng năm. Quả chín được chim và một vài loại bò sát tha hạt đi khắp nơi. Sau khi bị chặt, phần thân và rễ còn lại có khả năng tiếp tục tái sinh. Cây trồng được bằng hạt.
Cây cơm rượu (hay còn gọi là bưởi bung, chùm rượu) là loài mọc hoang dại ở lùm, bụi, rừng thưa trên đất đồi ven sông suối, rạch.
Cây cơm rượu phân bố ở các nước nhiệt đới châu Á và Australia. Tại Việt Nam, cơm rượu mọc ở các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nội, tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
“Ở quê, người ta gọi cơm rượu là trái “no say”. Khi chín, chúng có kích cỡ lớn nhất chỉ nhỉnh hơn ngón tay út một xíu và lớp thịt khá mỏng với vị ngọt nhẹ. Bởi vậy lũ trẻ chúng tôi thường hái ăn như thức quà vặt. Trong khi đó, các bộ phận khác của cây cơm rượu được sử dụng chế biến chữa khá nhiều bệnh”, anh Chu Ân (27 tuổi, Sơn La) cho biết.
Cũng theo anh Chu Ân, nếu xưa rất dễ kiếm quả cơm rượu thì giờ khó vô cùng. Bởi loại cây này không còn mọc hoang dại nhiều. Vì thế, ai muốn mua chỉ có thể đặt trên các trang thương mại điện tử hoặc chợ mạng với giá cao ngất ngưởng - khoảng 250.000 đồng/kg.
Ai muốn mua chỉ có thể đặt trên các trang thương mại điện tử hoặc chợ mạng với giá cao ngất ngưởng - khoảng 250.000 đồng/kg.
Quả cơm rượu được sử dụng giống như một loại trái cây. Còn rễ và lá cũng được sử dụng làm tăng hiệu suất cất rượu.
Theo một số tài liệu y học, thân và rễ cây cơm rượu có vị ngọt, tính bình nên tác dụng hành huyết, hoạt huyết, còn lá có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, đau gan và trừ giun. Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ. Nước ép của lá thêm vào với đường uống vào dạ dày lúc bụng đói vào buổi sáng để trừ giun sán. Cây cơm rượu được sử dụng để điều trị những cơn crise do mật gây nên.
Trái cơm rượu còn hỗ trợ trong việc giảm một số loại khối u. Nghiên cứu này đã hứa hẹn cho một tìm tòi về ung thư trong tương lai, như chất alcaloïde thu được từ trái có thể có các đặc tính quan trọng chống ung thư, đặc tính này có thể dùng trong chế tạo dược phẩm để gíup đở giảm thiểu những tế bào ung thư.