Không chỉ làm rau ăn, loại rau dại này còn có thể được sử dụng làm thuốc bổ kích thích sự thèm ăn, chữa đau bụng và táo bón. Ngoài ra rễ già của chúng còn cắt nhỏ, sấy khô và rang để thay thế cà phê.
Rau diếp xoăn là loại cỏ dại có hoa màu xanh lam nhạt, lá hơi giống lá ngò gai. Chúng có nguồn gốc ở các nước châu Âu, bao gồm cả Ý và Hy Lạp... Tại Việt Nam, loại rau này mọc nhiều trên mặt đất bị bỏ hoang, mọc lẫn cùng các loại cây khác, từ vùng đồng bằng và chân đồi đến vùng núi cao.
Chị Lâm Tuyết (36 tuổi, Cao Bằng) cho biết: “Loại rau này vốn có tên gọi là chicory và khi “du nhập” vào Việt Nam thì được gọi với cái tên rau diếp xoăn. Ở quê tôi, chúng mọc hoang dại nhiều ở các chân đồi xen kẽ với một số loại rau dại khác.
Thường, dân quê hay hái thứ rau này về ăn đổi món dù nó có hương vị hơi cay và đắng. Khi ấy, họ sẽ đun sôi lá trước khi xào hoặc thêm vào các món ăn thì vị đắng cay sẽ không còn nữa. Thay vào đó, một hương vị độc lạ, thơm ngọt sẽ đọng lại nơi đầu lưỡi của người thưởng thức”.
Rau diếp xoăn là loại cỏ dại có hoa màu xanh lam nhạt, lá hơi giống lá ngò gai.
Xưa quê chị Lâm Tuyết có rất nhiều rau diếp xoăn mà chẳng có ai ăn. Ngày nay, loại rau này không còn nhiều nữa thì bỗng dưng trở thành đặc sản được người thành phố ưa thích và tìm mua. Chị nói: “Tôi không hiểu vì sao loại rau dại này lại có thể trở thành đặc sản được yêu thích đến thế! Một lần, tôi thấy người bạn gọi điện hỏi về rau diếp xoăn đã ngỡ ngàng rồi vì không phải ai cũng biết đến chúng. Sau đó họ nhờ tôi mua giùm một ít gửi xuống thủ đô để... ăn thử. Tôi đã nhờ người quen ở quê đi hái giúp rồi gửi xuống cho họ.
Họ bảo rau diếp xoăn ăn hơi đắng nhưng biết cách chế biến sẽ ngon lạ vô cùng. Chưa dừng ở đó, họ còn nhờ tôi mua thêm cả chục cân rau để biếu tặng bạn bè”.
Ban đầu, chị Lâm Tuyết tặng người bạn số rau diếp xoăn coi như đặc sản quê hương. Song khi họ nhờ mua nhiều, chị đã lấy tiền bởi không thể nhờ người ở quê đi hái giúp mãi được. Chị bảo: “Tôi phải trả công cho người ta vào đồi tìm loại rau đó rồi mất phí vận chuyển xuống Hà Nội. Do đó tôi bán cho họ với giá 50.000 đồng/kg – đắt hơn so với nhiều loại rau dại khác nhưng vì nó hiếm nên phải vậy”.
Thường, dân quê hay hái thứ rau này về ăn đổi món dù nó có hương vị hơi cay và đắng. Khi ấy, họ sẽ đun sôi lá trước khi xào hoặc thêm vào các món ăn thì vị đắng cay sẽ không còn nữa.
Không chỉ làm rau ăn, loại rau dại này còn có thể được sử dụng làm thuốc bổ kích thích sự thèm ăn, chữa đau bụng và táo bón. Ngoài ra rễ già của chúng còn cắt nhỏ, sấy khô và rang để thay thế cà phê.
“Khi tôi nói rằng rễ của diếp xoăn có thể thay thế cà phê thì rất nhiều bỡ ngỡ. Thực tế, rễ của chúng sau khi thu hoạch, đem cắt nhỏ rồi sấy khô và rang lên thì có thể hãm uống. Khi ấy hương vị của chúng khá giống với mùi cà phê nguyên chất: đắng đắng thơm thơm... Người đồng bào dân tộc không có điều kiện thưởng thức cà phê đều chế biến ra loại nước có hương vị cà phê để uống”, chị Lâm Tuyết nói.