Thứ có tên lạ, sống hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, được dân nhậu truy lùng ráo riết

NGỌC HÀ - Ngày 03/02/2021 16:30 PM (GMT+7)

Những loài động vật sống hoang dại dưới nước đã trở thành đặc sản nổi tiếng của người dân miền Tây Nam Bộ.

Khô rắn

Vào mùa nước nổi, miền Tây Nam bộ trở thành vùng đầm lớn với nhiều loại rắn sinh sôi nảy nở. Vì thế, người dân đã chế biến loài động vật này thành một loại thức ăn vô cùng đặc biệt: khô rắn.

Thường các hộ làm nghề sẽ tập trung sản xuất khô rắn từ tháng 8 đến tháng 11. Rắn bắt về sẽ được cắt tiết, lột da và róc xương lấy thịt. Sau đó, họ ướp với gia vị theo tỷ lệ nhất định, cán mỏng thành từng miếng dẹt và đem phơi nắng 3 ngày. Trung bình cứ 4 kg rắn tươi sẽ cho ra một kg rắn khô.

Thứ có tên lạ, sống hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, được dân nhậu truy lùng ráo riết - 1

Khô rắn.

Để thưởng thức khô rắn, người dân miền Tây thường đem nướng, sau đó xé miếng nhỏ, từ từ nhau để cảm nhận vị nhọt và mùi thơm khó tả của nó. Món này có thể ăn kèm cùng xoài sống hay cóc chua.

Khô cá sặc bổi

Khô cá sặc bổi là món khô rất phổ biến ở sông nước miền Tây. Người dân nơi đây thường chọn những con cá sặc tươi sống, to bằng bàn tay, làm sạch vảy và ruột, sau đó ngâm trong nước muối chừng một giờ rồi đem phơi.

Thịt cá sặc khi tươi không ngon, bị bở chứ không chắc. Nhưng chỉ cần phơi qua một nắng, chúng đã trở thành đặc sản. Khô cá sặc có thể nướng, chấm muối ớt hoặc chiên vàng, cũng có thể trộn gỏi chua ngọt ăn không ngán. Khô cá sặc có giá hơn 300.000 đồng/gói 1kg.

Thứ có tên lạ, sống hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, được dân nhậu truy lùng ráo riết - 2

Cá sặc bổi.

Khô nhái

Đây là một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với cánh mày râu ở miền Tây. Nhái sống thành đàn và xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa. Nó là loài vô cùng đa dạng về chủng loại, nhưng chỉ có nhái cơm sống ven các ruộng lúa mới được dùng để chế biến thành món đặc sản. Nhái cơm thì có quanh năm ở vùng đồng ruộng như Tịnh Biên - An Giang, Bạc Liêu,...

Thứ có tên lạ, sống hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, được dân nhậu truy lùng ráo riết - 3

Khô nhái chấm nước mắm ớt chanh.

Nhái cơm vốn đã có kích thước nhỏ. Sau khi lột da, người dân bản địa sẽ ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều rồi mới đem phơi. Thông thường, ướp khô nhái với nhiều gia vị phải để 2 lần nắng, mỗi lần kéo dài từ 1,5 - 2 tiếng. 

Nhái phơi khô thì thu lại chỉ bằng ngón tay. Trung bình cứ 4 kg nhái tươi sẽ cho một cân nhái khô với giá 400.000 đồng/kg. Còn vào dịp Tết, khô nhái có thể lên đến 650.000 đồng/kg.

Nhái khô thường được nướng hoặc chiên giòn ăn với nước mắm me. Khi thưởng thức nhái khô chiên giòn, thực khách có thể nhai cả xương và thịt.

Cá thòi lòi

Cá thòi lòi sống ở vùng nước ngập mặn - nơi có cây đước. Nó ăn các loại sinh vật sống như tôm, còng,… nên thịt thơm ngon, lành tính. Thân hình của nó trông rất dị hợm bởi đầu to và cặp mắt lồi ra ngoài giống như mắt ếch. Người dân miền Tây thường bắt thòi lòi bằng cách câu.

Thứ có tên lạ, sống hoang dại trở thành đặc sản nổi tiếng, được dân nhậu truy lùng ráo riết - 4

Cá thòi lòi.

Để làm khô cá thòi lòi, người dân phải rửa sạch cá, đánh vảy, lột da, bỏ ruột và phần xương sống bên trong rồi đem phơi. Khi cá chuyển sang màu vàng tươi, thịt săn là đã có thể đem đi chế biến. Thường cá thòi lòi có thể thể chiên với nước mắm rồi ăn cùng cơm. Thịt cá ngọt mềm mại cùng vị mặn của mắm, cay của gia vị ngon đến khó tả. Ngoài ra, cá thòi lòi khô nướng muối ớt chấm kèm nước mắm me cay cũng là món ngon không thể chối từ.

Thứ bé như cái cúc áo trở thành đặc sản nổi tiếng, chỉ xuất hiện sau Tết Nguyên đán
Ốc lễ chính là kế sinh nhai của những gia đình nghèo ven biển những ngày đầu năm mới.
NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương