Ở Việt Nam, diếp cá được trồng và sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Người dân đã trồng lấy lá làm rau ăn sống trong bữa ăn hằng ngày.
Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae. Nó có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á; là loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá.
Cây thảo cao 15–50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.
Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.
Ở Việt Nam, diếp cá được trồng và sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Nam. Người dân đã trồng lấy lá làm rau ăn sống trong bữa ăn hằng ngày. Từ diếp cá, họ có thể dùng để ăn kèm với nhiều món như gỏi cuốn, thịt nướng, chả giò, bún nem... Đặc biệt, một số người còn dùng là diếp cá để nấu canh chua, canh cá...
Lá diếp cá vốn có mùi tanh nên rất kén người ăn. Nhưng ai ăn được sẽ vô cùng thích thú và "nghiện", thấy thơm ngon, mát mát. Bởi vậy, nó dần trở thành một món rau sống không thể thiếu trên mâm cỗ, mâm nhậu của người dân miền Nam...
Món gỏi diếp cá trộn tôm.
Ngoài là rau ăn, lá diếp cá còn rất nhiều tác dụng tốt khác. Theo đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc, vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Các hoạt chất trong diếp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời có tác dụng làm vững bền mao mạch. TInh dầu dấp cá có tác dụng kháng viêm, khánh khuẩn mạnh.
Bên cạnh đó, loại rau tanh tanh chua chua này còn có tác dụng làm đẹp. Chỉ cần giã nhỏ, cho thêm một chút muối rồi đắp lên mặt là bạn đã có thể trị được mụn...