Thứ mọc ở núi trở thành đặc sản nổi tiếng, người giàu muốn ăn chưa chắc đã mua được ngay

K.T - Ngày 26/06/2021 19:00 PM (GMT+7)

Hiện nay, mắc mật đang vào mùa và người dân bản địa tấp nập thu hoạch rồi chế biến thành mắc mật ướp, phơi khô, tán bột...

Mắc mật là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3m đến 7m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Chúng ít bị sâu bệnh, nếu trồng bằng hạt đến năm thứ 5 hoặc 6 sẽ bắt đầu bói quả, nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2-3 là cho quả. Quả và lá non của cây mắc mật dùng làm gia vị; lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu.

Tại Việt Nam, cây chủ yếu phân bố ở vùng núi Đông Bắc bộ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang... Còn trồng ở vùng khác sẽ rất khó sống hoặc sống không cho quả - quả không có mùi thơm đặc trưng; lá đắng không thể chế biến món ăn.

Tại Việt Nam, cây mắc mật chủ yếu phân bố ở vùng núi Đông Bắc bộ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang...

Tại Việt Nam, cây mắc mật chủ yếu phân bố ở vùng núi Đông Bắc bộ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang...

Quả mắc mật có thể ăn tươi khi chín vàng, hoặc làm gia vị để chế biến. Nó có vị hơi chua ngọt được dùng để nấu, kho trong một số món ăn của người Tày, dùng để ngâm măng ớt. Trong đó, mắc mật ướp măng ớt là món nổi tiếng hơn cả. Theo đó, quả mắc mật được đem rửa sạch, để ráo nước; măng tươi thái lát mỏng và chuẩn bị một ít ớt tươi. Tất cả cho vào hũ thủy tinh, đổ ngập nước muối pha loãng. Sau khoảng nửa tháng, mắc mật lên men là dùng được. Với món này, mắc mật ướp vẫn giữ được vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng lại có thêm vị chua giòn của măng, vị cay thơm của ớt, thật đặc biệt. Món này để bao lâu cũng không sợ hỏng, dùng để khai vị, pha nước chấm, nêm nếm vào các món kho hoặc xào… đều rất ngon.

Quả mắc mật có thể ăn tươi khi chín vàng, hoặc làm gia vị để chế biến.

Quả mắc mật có thể ăn tươi khi chín vàng, hoặc làm gia vị để chế biến.

Còn lá mắc mật có tinh dầu thơm đặc trưng, thường được dùng trong các món ăn của người Tày, Nùng như kho cá, kho thịt... đặc biệt món vịt quay hay lợn quay nổi tiếng Lạng Sơn, Cao Bằng sẽ không thể thiếu loại gia vị này. Tất cả món được chế biến từ lá mắc mật luôn mang một mùi thơm và hương vị đặc trưng rất riêng làm say lòng thực khách.

Ngoài dùng để chế biến món ăn, quả mắc mật rất giàu hàm lượng vitamin C và lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao. Thậm chí lá mắc mật có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan, có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng. Tinh dầu quả mắc mật có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc...

Vịt quay lá mắc mật - đặc sản Lạng Sơn.

Vịt quay lá mắc mật - đặc sản Lạng Sơn.

Hiện nay, mắc mật đang vào mùa và người dân bản địa tấp nập thu hoạch rồi chế biến thành mắc mật ướp, phơi khô, tán bột... Sau đó họ sẽ bày bán đặc sản này ở các chợ, cửa hàng tạp hóa. Vì thế chúng được nhiều người biết đến hơn, đặc biệt trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn ở các thành phố du lịch nổi tiếng đều có các món nấu với mác mật để thực khách lựa chọn, thưởng thức.

Đặc sản Đồng Nai ai nhìn cũng rùng mình, ăn rồi mới thấy ngon bổ không kém thần dược
Hiện người bản địa thường ăn dơi quạ vì to con, lợi thịt và nhiều huyết.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương