3 sai lầm khiến tiền của bạn “bốc hơi” mà người thông minh cũng dễ mắc phải

Bảo Anh. - Ngày 20/01/2021 18:39 PM (GMT+7)

Khi nói đến tài chính, ngay cả những người hiểu biết cũng có thể đưa ra những lựa chọn thiếu khôn ngoan. Dưới đây là 3 điều cần chú ý để không mắc phải sai lầm.

Chuyên gia hoạch định tài chính Jill Schlesinger đã từng chứng kiến rất nhiều người thông minh nhưng mắc phải sai lầm tiền bạc phổ biến. Một khách hàng của bà liên tục từ chối mua bảo hiểm tàn tật và sau đó chật vật vì căn bệnh đa xơ cứng. Một bác sĩ mà bà biết đã trì hoãn việc viết di chúc và ra đi để lại những rắc rối liên quan về thuế. Một kỹ sư công nghệ chần chừ trước quyết định bán cổ phiếu và tất cả kế hoạch nghỉ hưu khi thị trường lao dốc.

Schlesinger, một phân tích kinh doanh của CBS News và cũng là tác giả của cuốn "The Dumb Things Smart People Do With Their Money" (tạm dịch: “Những điều ngu ngốc mà người thông minh làm với tiền của họ”) cũng thừa nhận về sai lầm của bản thân khi chờ đợi “thời điểm hoàn hảo” để đầu tư và sau đó bỏ lỡ cơ hội khi thị trường chứng khoán tăng vọt.

Schlesinger chia sẻ: “Chúng ta là những động vật có cảm xúc, không chỉ có lý trí. Vì vậy, ngay cả những người thông minh nhất cũng có thể bị cảm xúc của họ - thường là sợ hãi và tham lam - và thành kiến trong nhận thức cản trở.”

Trên thực tế, có cả một lĩnh vực kinh tế học được dành để khám phá cách mà chúng ta đưa ra các quyết định tài chính dù là đúng hay sai. Kinh tế học hành vi cố gắng cách mà não bộ cũng như cảm xúc dẫn dắt chúng ta hành động cũng như những gì chúng ta có thể làm với nó.

Quá tự tin

3 sai lầm khiến tiền của bạn “bốc hơi” mà người thông minh cũng dễ mắc phải - 1

Schlesinger cho rằng hầu hết chúng ta không thích nghiên cứu về những gì có thể xảy ra và nhiều người luôn có suy nghĩ rằng mình dự đoán tương lai tốt hơn thực tế. Tự tin quá mức, lạc quan quá mức và tin chắc rằng quá khứ gần đây sẽ tiếp diễn trong tương lai cách là cách bạn đang tự thiếu những rào chắn bảo vệ mình.

Có thể lấy ví dụ ngay về những người khách hàng ở trên, một người nhất quyết không mua bảo hiểm tàn tật vì nghĩ rằng mình không cần nó và thật lãng phí vì anh ta rất khỏe mạnh. Một người khác không muốn bán đi cổ phiếu và chờ đợi khoản đầu tư đó thắng lợi hơn, cuối cùng mộng tan khi thị trường suy thoái. Vị bác sĩ nọ luôn trì hoãn việc viết di chúc vì cho rằng điều đó còn quá xa mình.

Giải pháp cho kiểu suy nghĩ này là hãy tập trung vào việc bạn hoặc những người thân yêu của mình có thể mất mát ra sao khi điều tồi tệ nhất xảy ra. Nếu bạn không thể dễ dàng chấp nhận sự mất mát đó, hãy mua bảo hiểm, đa dạng hóa các khoản đầu tư…

Quá nóng vội

3 sai lầm khiến tiền của bạn “bốc hơi” mà người thông minh cũng dễ mắc phải - 2

Một chiến thuật bán hàng được sử dụng phổ biến là cố gắng tạo ra cảm giác cấp bách để khách hàng nhanh chóng đưa ra hành động. Nhưng hãy nhớ rằng, chúng ta có xu hướng dễ mắc sai lầm khi vội vàng. Nếu bạn cảm thấy bị áp lực khi mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ hay đầu tư vào lĩnh vực nào đó, hãy dừng lại một chút.

Theo chuyên gia Schlesinger, bạn nên tự hỏi chính mình 5 câu hỏi trước khi đưa ra quyết định:

Cái này sẽ giá trị thế nào?

Có lựa chọn thay thế không?

Làm thế nào nếu muốn rút tiền về và tôi sẽ phải trả những khoản phí hay khoản phạt nào?

Tôi có thể gặp phải hậu quả gì về thuế?

Tình huống xấu nhất mà tôi có thể phải đối mặt?

Quá tin vào lời tư vấn từ chuyên gia

3 sai lầm khiến tiền của bạn “bốc hơi” mà người thông minh cũng dễ mắc phải - 3

Sự thật là hầu hết các cố vấn tài chính không bắt buộc phải đặt lợi ích của bạn lên trên lợi ích của họ. Họ có thể tư vấn cho bạn một khoản đầu tư có chi phí cao hơn hoặc hoạt động kém hơn so với một khoản đầu tư khác, đơn giản vì phương án đó đem lại lợi ích cho họ nhiều hơn.

Theo Schlesinger, bạn nên là người tự đưa ra các quyết định tài chính khi đối mặt với các vấn đề như trả nợ thẻ tín dụng, tiết kiệm để nghỉ hưu và xây dựng quỹ khẩn cấp.

Tết nhiên, nếu vấn đề bạn đang phải đối mặt là vấn đề phức tạp thì tìm đến chuyên gia vẫn là một sự lựa chọn thông minh. Nếu bạn gặp rắc rối về thuế, bạn nên gặp chuyên gia thuế; nếu bạn bị chủ nợ kiện, bạn cần một luật sư; nếu bạn sắp được thừa kế một khoản tiền lớn hơn nhiều khả năng có thể quản lý, hãy nói chuyện với một nhà hoạch định tài chính.

Càng có nhiều tiền, bạn càng có nhiều khả năng phải đối mặt với những tình huống phức tạp đòi hỏi chuyên môn mà bạn không có. Schlesinger chia sẻ: “Tất cả chúng ta đều mắc những sai lầm ngớ ngẩn, nhưng một trong số đó có thể khiến ta phải trả giá đắt”.

Bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm ở tuổi 30, 40, 50 để nghỉ hưu trong an nhàn?
Sẽ không có một con số tuyệt đối nào là chính xác cho số tiền mà bạn cần có trong tài khoản tiết kiệm bởi điều này còn phụ thuộc vào những điều kiện...
Bảo Anh. (Theo Nerdwallet)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu