Chúng ta cần hướng đến những cách thiết thực và hiệu quả để có thể nhanh chóng tiết kiệm tiền, hoàn thành mục tiêu của mình. Đây là những điều bạn thường không được học ở trường học. Dưới đây là những cách tốt nhất để bạn tiết kiệm tiền nhanh hơn và thông
Mọi người thường thích nói về việc lập ngân sách, cắt giảm chi tiêu và gia tăng đầu tư tuy nhiên sự thật là nói thì dễ nhưng để thực hiện mới là điều quan trọng. Bạn có thể nghe ai nói rất hay về cách tiết kiệm tiền nhưng để áp dụng vào thực tế lại là một câu chuyện khác.
Chúng ta cần hướng đến những cách thiết thực và hiệu quả để có thể nhanh chóng tiết kiệm tiền, hoàn thành mục tiêu của mình. Đây là những điều bạn thường không được học ở trường học. Dưới đây là những cách tốt nhất để bạn tiết kiệm tiền nhanh hơn và thông minh hơn.
1. Hủy tất cả các đăng ký
Điều này có nghĩa là bạn cần hủy mọi đăng ký theo dõi các cửa hàng bạn yêu thích, bạn thân bạn yêu thích hay chỉ đơn giản là bấm theo dõi vì một lần vô tình thấy chiếc váy hay hay. Một hành động đơn giản này sẽ giúp bạn không còn cảm giác sợ bỏ lỡ sản phẩm nào đó.
Không cần quá nghiêm trọng khi đặt ra cho mình kế hoạch tiết kiệm. Quan trọng là làm sao cho thực tế và gần với lối sống của bạn nhất. Hãy cho phép mình 30 ngày để lọc ra đâu thực sự là những điều bạn thực sự cần, thường xuyên cần và đâu là nơi thường “ngốn” tiền của bạn một cách hoang phí. Còn những thứ còn lại? Hãy cho chúng vào “thùng rác” và bạn sẽ không bao giờ phải nghĩ về chúng nữa.
Đây là điều bạn có thể và nên làm với mọi phần trong cuộc sống của mình. Nếu thứ gì đó lộn xộn, chọn lọc và vứt đi những thứ không cần thiết, không đáng. Việc dừng lại một bước để nhìn rõ hơn những gì đang làm xáo trộn cuộc sống của bạn, những gì đang giúp bạn tiến về phía trước sẽ giúp bạn ngày càng cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng tài chính.
2. Tự động tiết kiệm
Sẽ thật tuyệt khi bạn không còn nghĩ đến việc tiêu tiền và việc đặt chế độ tự động, chuyển một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm ngay khi phát sinh sẽ giúp bạn làm điều này. Khi không nhìn thấy chúng, bạn sẽ hạn chế được tâm lý muốn tiêu gì đó, mua thứ gì đó.
Chúng ta có xu hướng tiêu phần lớn những gì chúng ta có. Vì vậy, nếu bạn lấy nó ra khỏi đầu trước, khả năng bạn sẽ chi tiêu ít hơn. Hãy đặt ra cho mình một tỷ lệ tiết kiệm nhất định và đặt chế độ tiết kiệm tự động ví dụ như chuyển 20% vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi có thu nhập phát sinh.
3. Hạn chế thức ăn nhanh, rượu bia
Cuộc sống của chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch và sẽ còn nhiều
khó khăn ở phía trước. Đừng nghĩ đến việc quá to lớn và xa xôi. Sự thật là bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm một cách hiệu quả bằng việc hạn chế thức ăn nhanh cũng như rượu bia, đồ uống bên ngoài.
Hãy sao kê tài khoản ngân hàng trong vài tháng gần đây hoặc tập ghi chép chi tiêu trong một thời gian, bạn sẽ bất ngờ về số tiền mình đã chi cho đồ uống và thức ăn nhanh. Những lần tặc lưỡi vì số tiền không đáng bao nhiêu đó cộng lại với nhau sẽ “ngốn” của bạn khoản tiền không nhỏ. Bạn có thể làm quen với các món ăn vặt lành mạnh hơn hay tự chuẩn bị đồ uống cho mình, vừa tiết kiệm lại đảm bảo sức khỏe.
4. Mua sắm tạp hóa trực tuyến
Một số người nghĩ rằng mua sắm trực tuyến sẽ khiến bạn chi tiêu nhiều hơn song với hàng tạp hóa, đây lại là điều ngược lại.
Bất cứ khi nào đi ngang qua một cửa hàng tạp hóa, có 1 điều luôn xảy ra là: Bạn luôn lấy những món hàng thu hút mình và thậm chí không biết trong giỏ của mình đã có bao nhiêu thứ, tổng hết bao nhiêu tiền cho đến khi bạn thanh toán. Điều này có nghĩa là chúng ta rất dễ chi tiêu nhiều hơn dự tính ban đầu.
Với mua sắm trực tuyến, bạn có thể thấy tổng số tiền mình đang nhặt vào giỏ hàng, dễ kiểm soát hơn khi con số vượt qua lượng kế hoạch của mình. Bạn sẽ giảm được việc dễ bị sa đà vào những sản phẩm không cần thiết. Hãy thử với đi chợ, đi siêu thị trực tuyến trong một thời gian, bạn sẽ cảm nhận rõ được sự khác biệt trong ngân sách của mình. Không những vậy, hoạt động này còn giúp bạn giảm các tương tác không cần thiết, tiết kiệm thời gian cũng như công sức.
5. Bán, thanh lý sản phẩm không dùng
Đây thực sự là điều hữu ích giúp bạn tiết kiệm và có ý thức hơn về việc chi tiêu sau này. Nếu bạn từng chuyển nhà, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cảm giác nhận ra mình đã tha lôi bao nhiêu thứ linh tinh, không cần thiết về nhà.
Mỗi 6 tháng, bạn nên dọn lại tủ quần áo, nhà kho một lần để xem thứ gì mình không thực sự dùng đến hay không muốn dùng nữa. Có thể nhiều người khác đang cần đến chúng và bạn có thể đem thanh lý, trao đổi để có thêm tiền hoặc nhận về những sản phẩm khác thiết thực hơn.
6. Không bỏ lỡ điểm thưởng, phiếu quà tặng
Đừng nghĩ rằng thẻ tín dụng là xấu, quan trọng là cách bạn sử dụng chúng thế nào. Hãy đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ khoản điểm thưởng, phiếu quà tặng nào mà mình có.
Rất nhiều cửa hàng, siêu thị áp dụng các chương trình tiết kiệm đổi quà hay giảm giá trực tiếp với thẻ thành viên. Chỉ mất vài phút, bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ cho những giao dịch sau này.
Với thẻ tín dụng cũng vậy. Đó là một công cụ có thể mang lại lợi ích cho bạn nếu bạn biết sử dụng nó một cách khôn ngoan. Bạn có thể được giảm giá phòng khi thanh toán trước hay đặt vé máy bay với giá “mềm” hơn nhiều.
7. Lập ngân sách
Lần cuối cùng bạn cập nhật ngân sách của mình hoặc tạo một ngân sách là khi nào? Lập ngân sách cũng giống như việc viết ra các mục tiêu của bạn vậy. Nếu bạn không lập ngân sách, bạn sẽ phải vật lộn rất vất vả để tiết kiệm. Làm sao bạn có thể biết mình đang chi tiêu khôn ngoan hay không nếu bạn không theo dõi mọi thứ?
Lời khuyên được đặt ra là hãy tải một ứng dụng quản lý tiền bạc nào đó, ghi chép bằng Excel hay đơn giản là một cuốn sổ nhỏ luôn mang theo mình. Điều thực sự quan trọng ở đây không phải là công nghệ cao hay gì, miễn là bạn tuân thủ việc ghi chép và rà soát lại thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời. Bạn cần biết đồng tiền của mình đang “đi” đâu, đâu là nơi cần cắt giảm chi tiêu và đâu là nơi có thể cân nhắc để đầu tư mạnh hơn nữa.