Bằng cách hiểu các tín hiệu ngầm của người khác, bạn có thể xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn, điều hướng các tình huống xã hội một cách dễ dàng, giao tiếp hiệu quả hơn, đồng cảm sâu sắc hơn và kết nối chân thực hơn.
1. Hiểu ngôn ngữ cơ thể
Ngay cả khi không nói ra, chúng ta đang gửi đi rất nhiều thông điệp. Bạn có thể đọc ra nhiều điều từ tư thế, cử chỉ và cách giao tiếp bằng mắt của một người. Bằng cách học cách giải mã những tín hiệu này, bạn có thể hiểu sâu hơn về những gì mọi người có thể thực sự cảm thấy hoặc nghĩ.
Bước 1: Quan sát tư thế
Tư thế của một người có thể tiết lộ trạng thái cảm xúc và mức độ tự tin của họ. Một người đứng thẳng với vai mở tiết lộ sự tự tin, trong khi người đứng thõng vai xuống cho thấy điều ngược lại.
Bước 2: Xem cử chỉ
Chuyển động của bàn tay và cánh tay cũng có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc về cảm xúc của một người. Trong khi động tác khoanh tay gợi lên cảm giác về sự phòng thủ thì người để lòng bàn tay mở biểu thị sự trung thực và cởi mở.
Bước 3: Cân nhắc giao tiếp bằng mắt
Đôi mắt thường được ví như cửa sổ tâm hồn.
Nếu bạn thấy đối phương có sự nhất quán trong giao tiếp bằng mắt, đó là người chân thành và đầy sự quan tâm. Trong khi đó, việc đảo mắt có thể cho thấy sự khó chịu hoặc che giấu. Tất nhiên, bạn cũng cần để ý tới văn hóa vì các chuẩn mực giao tiếp bằng mắt có thể rất khác nhau.
2. Lắng nghe tích cực
Lắng nghe là một nghệ thuật vượt xa việc nghe từ ngữ. Đó là việc hiểu thông điệp được truyền tải và phản hồi một cách thích hợp. Thông qua việc lắng nghe tích cực, bạn có thể nắm bắt được sắc thái của những điều chưa được nói ra.
Bước 1: Xác định sự có mặt
Thể hiện rằng bạn đang thực sự tham gia vào cuộc trò chuyện. Điều này có nghĩa là bạn cần loại bỏ những thứ gây xao nhãng, giao tiếp bằng mắt và gật đầu khẳng định…
Bước 2: Thể hiện sự quan tâm
Hãy khuyến khích người nói bày tỏ suy nghĩ của mình một cách tự do. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi mở hoặc thể hiện rằng mình thực sự quan tâm đến quan điểm của họ.
Bước 3: Hồi tưởng lại
Hãy diễn giải hoặc tóm tắt những gì người nói đã nói. Điều này không chỉ giúp họ xác thực cảm xúc của mình mà còn cho thấy rằng bạn đã hiểu họ.
3. Đọc nét mặt
Khuôn mặt của chúng ta vô cùng biểu cảm, có khả năng truyền đạt cảm xúc mà không cần nói thành lời. Bằng cách đọc nét mặt của người khác, bạn có thể hiểu nhiều hơn về những gì bên trong con người họ.
Bước 1: Nhận biết những cảm xúc cơ bản
Học cách xác định 7 cảm xúc cơ bản được thể hiện phổ biến: hạnh phúc, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, tức giận và khinh bỉ.
Bước 2: Xem các biểu hiện vi mô
Chúng có thể khó nắm bắt nhưng thường trung thực hơn những biểu hiện được kiểm soát, đặc biệt nếu ai đó đang cố che giấu cảm xúc thật của họ.
Bước 3: Hiểu ngữ cảnh
Nụ cười trong tình huống này có thể biểu thị niềm hạnh phúc, trong tình huống khác có thể để che đi cảm giác khó chịu.
4. Giải mã giọng nói
Cách một người nói chuyện có thể tiết lộ nhiều điều về trạng thái cảm xúc, thái độ và ý định của họ.
Bước 1: Nghe cao độ và âm lượng
Giọng the thé với âm lượng to có thể cho thấy cường độ cảm xúc cao, phấn khích hoặc căng thẳng. Giọng nói trầm và nhẹ nhàng là biểu hiện của sự điềm tĩnh hoặc nỗi buồn.
Bước 2: Chú ý đến tốc độ
Tốc độ nói của người nói cũng có thể tiết lộ nhiều điều. Trong khi tốc độ nói nhanh có thể phản ánh sự phấn khích hoặc lo lắng thì nói chậm có thể giúp bạn biết rằng người nói đang lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận hoặc đang ở trạng thái thoải mái.
Bước 3: Sự thay đổi cao độ, âm sắc
Phần cuối câu cao giọng hơn có thể biểu thị một câu hỏi hoặc sự không chắc chắn, trong khi phần cuối câu trầm hơn và đều chính là để thể hiện sự khẳng định, tuyên bố.
5. Quan sát trang phục và ngoại hình
Cách một người thể hiện bản thân có thể cung cấp nhiều thông tin về tính cách, tâm trạng và cách họ muốn được người khác nhìn nhận.
Bước 1: Để ý tướng mạo
Hãy chú ý đến sự xuất hiện của người đó một cách tổng thể. Người đó có gọn gàng và chỉn chu hay họ có vẻ thích sự giản dị, xuề xòa hơn? Thông qua điều này, bạn có thể hiểu sơ bộ về tính cách và lối sống của họ.
Bước 2: Cân nhắc lựa chọn phong cách
Phong cách quần áo cũng có thể nói lên nhiều điều. Người đó thích thời trang hiện đại hay gắn bó với những món đồ cổ điển, vượt thời gian hơn? Những quan sát này có thể gợi ý về sở thích và đặc điểm tính cách của một người.
Bước 3: Đánh giá sự sạch sẽ và có tổ chức
Nhìn vào các chi tiết như quần áo có được là ủi không, giày có được đánh bóng không và đầu tóc có gọn gàng không, bạn có thể thấy liệu người đó có coi trọng trật tự và sạch sẽ.
6. Xác định tín hiệu bằng lời nói
Chúng có thể bao gồm tốc độ nói, cách tạm dừng, nói lắp hoặc thậm chí là lựa chọn từ ngữ.
Bước 1: Lắng nghe sự ngập ngừng, do dự
Nếu một người thường xuyên nói lắp bắp hoặc ngập ngừng, họ có thể lo lắng hoặc không chắc chắn về những gì mình đang nói hoặc chỉ là cẩn thận lựa chọn từ ngữ của mình trong một tình huống tế nhị.
Bước 2: Chú ý lựa chọn từ ngữ
Điều này có thể tiết lộ nhiều điều về thái độ, niềm tin và trình độ học vấn, tính chuyên nghiệp của họ.
Bước 3: Hiểu ngữ cảnh
Hiểu tình huống sẽ giúp bạn giải thích các tín hiệu bằng lời nói một cách chính xác hơn.
7. Nhận biết tín hiệu xã hội và không gian
Cách một người tương tác trong môi trường xã hội và sử dụng không gian xung quanh họ có thể cung cấp nhiều thông tin về mức độ thoải mái, thái độ và thậm chí cả mối quan hệ của họ với những người khác trong phòng.
Các tín hiệu xã hội bao gồm cách một người định vị mình trong một nhóm, người mà họ duy trì giao tiếp bằng mắt và cách họ điều hướng không gian xung quanh mình.
Bước 1: Quan sát định vị
Chú ý vị trí của người đó trong bối cảnh nhóm. Một người đứng hoặc ngồi ở giữa có thể cảm thấy thoải mái khi đảm nhận vai trò lãnh đạo, trong khi những người ở phía ngoài có thể dè dặt hoặc thích quan sát hơn.
Bước 2: Chú ý giao tiếp bằng mắt
Trong bối cảnh nhóm, nếu một người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với một cá nhân cụ thể, họ có thể có mối quan hệ thân thiết hoặc xem người đó như một nhà lãnh đạo.
Bước 3: Đánh giá không gian cá nhân
Không gian cá nhân cũng có thể tiết lộ về mức độ thoải mái và ranh giới của một người.