Bằng cách kết hợp 8 thói quen này vào thói quen hàng ngày, bạn không chỉ khiến nơi làm việc trở nên dễ chịu hơn mà còn củng cố vị thế của mình như một đồng nghiệp mà mọi người đều mong muốn có trong nhóm.
1. Tận dụng sức mạnh của việc lắng nghe tích cực
Trong thế giới công sở bận rộn, bạn dễ cảm thấy mình chỉ là một mắt xích trong cỗ máy. Bạn thậm chí cảm thấy mình có thể bị thay thế bởi bất kỳ ai khác.
Nhớ rằng, bạn không phải là một nhân viên bình thường không có gì nổi bật. Bạn là duy nhất, với những kỹ năng và tài năng riêng biệt. Một cách để thực sự thể hiện sự độc đáo này là thành thạo nghệ thuật lắng nghe tích cực. Thay đổi nhỏ này hoàn toàn có thể tạo nên bước ngoặt lớn.
Khi bạn thực sự lắng nghe đồng nghiệp, bạn đang gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng ý kiến của họ rất quan trọng và được coi trọng. Điều này không chỉ thúc đẩy giao tiếp tốt hơn mà còn giúp bạn nhận được sự tôn trọng.
Nếu bạn cảm thấy mình chỉ là một bánh răng bình thường, đã đến lúc phải thay đổi điều đó. Hãy bắt đầu bằng cách thực sự tham gia vào các cuộc trò chuyện, không chỉ chờ đến lượt mình nói mà còn tích cực lắng nghe những gì người khác đang nói.
2. Thực hành giao tiếp rõ ràng và súc tích
Thói quen tiếp theo cần nuôi dưỡng chính là nghệ thuật giao tiếp rõ ràng và súc tích. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế thì không phải vậy. Nhiều người thường xuyên lan man, nhầm lẫn điểm chính với những chi tiết không cần thiết.
Hãy đảm bảo bạn tóm tắt suy nghĩ của mình trước khi chia sẻ, cắt bỏ mọi chi tiết không cần thiết hoặc không liên quan. Sự thay đổi tinh tế này thực sự đáng được tôn trọng. Các đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao khả năng đi thẳng vào vấn đề của bạn, giúp mọi người tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn. Thói quen này không chỉ là nói ít hơn mà là làm cho từng từ trở nên có giá trị hơn.
3. Nói đi đôi với làm
Có câu nói: “Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn thấy ở thế giới này”.
Về bản chất, câu trích dẫn này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm gương. Nếu bạn muốn được tôn trọng, hãy thể hiện những phẩm chất mà bạn tôn trọng ở người khác.
Ví dụ, nếu bạn ngưỡng mộ người đồng nghiệp đúng giờ, hãy đảm bảo rằng bạn cũng đúng giờ như vậy. Nếu bạn coi trọng sự trung thực, hãy cố gắng minh bạch trong mọi chuyện.
Thói quen này không chỉ đơn thuần là bắt chước những phẩm chất đáng ngưỡng mộ mà là nỗ lực có ý thức để đưa những giá trị này vào cuộc sống của bạn. Khi bạn thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và hành động, đó là dấu hiệu rõ ràng cho đồng nghiệp thấy bạn là người không chỉ nói về các giá trị mà còn sống theo các giá trị đó.
4. Thể hiện sự biết ơn đúng lúc
Bản chất của con người là cảm thấy vui khi những nỗ lực của mình được ghi nhận. Tại nơi làm việc, thể hiện sự trân trọng đối với công sức làm việc chăm chỉ của đồng nghiệp không chỉ là sự quan tâm hay tử tế.
Khi bạn thể hiện sự trân trọng chân thành đối với người khác, bạn không chỉ nâng cao tinh thần của họ mà còn khẳng định mình là một đồng nghiệp đáng nể. Điều đó cho thấy bạn coi trọng công việc của họ và coi họ là một phần không thể thiếu của nhóm.
Dù chỉ là lời “cảm ơn” đơn giản vì sự giúp đỡ của họ hay lời khen ngợi trong cuộc họp nhóm vì thành tích xuất sắc của ai đó trong dự án, những cử chỉ nhỏ này có thể giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp. Vì vậy, hãy bắt đầu ghi nhận và trân trọng nỗ lực của những người xung quanh và đón nhận sự tôn trọng mà bạn mong muốn.
5. Duy trì thái độ tích cực
Chúng ta đều có những ngày như vậy ở nơi làm việc, khi mọi thứ dường như đều không ổn. Vào những ngày đó, sự tiêu cực dễ dàng xâm chiếm chúng ta. Cách bạn phản ứng trong những thời điểm khó khăn này nói lên rất nhiều điều về tính cách con người bạn.
Các đồng nghiệp của bạn có xu hướng tôn trọng những người có thể giữ bình tĩnh dưới áp lực và duy trì thái độ tích cực hơn là những người dễ dàng sụp đổ khi gặp rắc rối. Thái độ tích cực không có nghĩa là giả vờ rằng mọi thứ đều hoàn hảo khi thực tế không phải vậy mà là lựa chọn tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề. Điều này có nghĩa là nâng người khác lên bằng sự lạc quan của bạn thay vì kéo họ xuống bằng sự bi quan.
Vì vậy, ngay cả khi gặp khó khăn, hãy luôn ngẩng cao đầu và nở một nụ cười. Sự tích cực của bạn không chỉ khiến nơi làm việc trở nên dễ chịu hơn mà còn giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp.
6. Ưu tiên sự đáng tin cậy
Trong thế giới công việc, lòng tin giống như tiền tệ, khó kiếm được nhưng cực kỳ dễ mất. Trở nên đáng tin cậy, nhất quán và trung thực trong cách ứng xử với người khác khiến bạn trở thành một đồng nghiệp đáng tin cậy hơn.
Không có gì đáng được tôn trọng hơn sự đáng tin cậy. Khi đồng nghiệp có thể tin tưởng bạn sẽ thực hiện lời hứa, giữ bí mật với họ và minh bạch trong hành động, họ sẽ có xu hướng tôn trọng bạn hơn.
7. Thể hiện sự đồng cảm với đồng nghiệp của bạn
Mỗi người chúng ta đều có những cuộc chiến cá nhân và nơi làm việc cũng không ngoại lệ. Mỗi người chúng ta đều có bối cảnh, áp lực và thách thức khác nhau. Có thể hiểu và chia sẻ cảm xúc của đồng nghiệp không chỉ là công cụ mạnh mẽ giúp xây dựng mối quan hệ sâu sắc, ý nghĩa hơn mà còn là thói quen đáng được tôn trọng.
Một hành động đồng cảm đơn giản thôi có thể tạo nên sự khác biệt to lớn đối với ai đó. Vì vậy, hãy là người đồng nghiệp thể hiện lòng tốt và sự hiểu biết khi người khác đang gặp khó khăn. Đó là thói quen chắc chắn sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh.
8. Luôn phấn đấu để phát triển bản thân
Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự trì trệ chính là kẻ thù của sự tôn trọng. Không ai tôn trọng một đồng nghiệp chỉ bằng lòng với sự tầm thường, không nỗ lực cải thiện hoặc không tìm cách học hỏi những điều mới.
Mọi người thường tôn trọng những người luôn muốn hoàn thiện bản thân, tìm cách mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình. Phát triển bản thân không chỉ là tăng giá trị của bạn với tư cách một nhân viên mà thể hiện cam kết của bạn đối với sự xuất sắc, động lực để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Điều này chứng minh rằng bạn không chỉ đến đây để làm việc mà còn để tạo ra sự khác biệt.