9 điều bạn không bao giờ nên nói với sếp

Kiên Nguyễn - Ngày 27/10/2022 19:00 PM (GMT+7)

Khi nói chuyện với sếp, dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng nên duy trì mức độ chuyên nghiệp của mình. Có những điều khi nói ra sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình thăng tiến của bạn.

Nghe audio
0:00
0:00

"Không, tôi không có thời gian"

Khi sếp yêu cầu bạn làm điều gì đó, đừng bao giờ lấy bất kỳ lý do nào để trả lời “không”. Ngay cả khi bạn đang rất bận rộn với các dự án khác và bạn thực sự cảm thấy rằng mình không có đủ thời gian để làm tất cả, hãy nhờ sếp giúp bạn biết đâu là nhiệm vụ nên ưu tiên làm trước. Với cách này, bạn sẽ khéo léo truyền tải được thông điệp của mình mà trông không giống như một nhân viên kém chuyên nghiệp, nhanh chóng khước từ yêu cầu từ cấp trên. 

"Đó không phải là lỗi của tôi"

9 điều bạn không bao giờ nên nói với sếp - 1

Không có ích lợi gì khi bạn đổ lỗi, nó chỉ khiến bạn trở nên thật trẻ con và thiếu chuyên nghiệp mà thôi. Nếu bạn vô tội, hãy giải thích cho sếp của bạn lý do. Đừng bao giờ cố sức đổ lỗi sang cho một người đồng nghiệp nào đó vì bất kỳ lý do gì, đặc biệt nếu bạn có thể là người có lỗi. Nếu sếp của bạn thấy rằng bạn thường xuyên là người đổ lỗi cho người khác, họ có thể tự hỏi ai mới thực sự là người đáng trách. 

"Tôi đang tìm một công việc mới"

Tất nhiên, cấp trên của bạn cũng biết rằng bất kỳ thời điểm nào cũng có thể là lúc cấp dưới của mình đang tìm kiếm công việc mới. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa việc sếp của bạn nghĩ rằng bạn có thể đang tìm kiếm và biết rằng bạn đang tìm kiếm việc.

Đa phần các cấp trên sẽ thấy đây như một gáo nước lạnh dội vào họ. Tốt hơn là bạn nên thông báo cho họ trước 2 tuần khi bạn đã tìm thấy công việc mới cho mình.

"Tôi không biết làm cách nào"

Nếu sếp yêu cầu bạn làm điều gì đó và bạn không chắc chắn chính xác cách thực hiện, đừng thật thà nói rằng mình không biết gì. Thay vào đó, hãy chủ động xin cấp trên những hướng dẫn về cách bắt đầu (Liệu có đồng nghiệp nào đó có thể hướng dẫn bạn hay có khóa học nghiệp vụ trực tuyến nào bạn có thể tham gia) Điều này cho thấy rằng bạn luôn sẵn sàng học hỏi, cầu tiến. 

“Tôi cháy ví rồi. Tôi cần tăng lương ”

Không phải là bạn không bao giờ nên yêu cầu sếp tăng lương, quan trọng là đừng bước vào một cuộc đàm phán lương để nói về việc mình cần thêm tiền vì các vấn đề tài chính. Không một người sếp nào thấy lý do đó thuyết phục.

Khi bạn yêu cầu tăng lương, hãy nhớ bản thân đã chuẩn bị đầy đủ về những thành tích của bạn ở nơi làm việc, chứng mình sự xứng đáng của bạn với mức lương cao hơn.  

"Sếp cũ của tôi không làm theo cách này"

9 điều bạn không bao giờ nên nói với sếp - 2

Bạn không muốn bị so sánh với đồng nghiệp cũ ở cùng vị trí và sếp của bạn rất có thể cũng cảm thấy như vậy. Ngoài ra, sếp của bạn có thể nghĩ rằng bạn đang bế tắc trong cách làm của mình, rằng bạn không thích nghi tốt với sự thay đổi và không linh hoạt. Điều này hoàn toàn có thể khiến bạn bị loại khỏi các dự án hoặc nhiệm vụ mới vì dường như bạn không thích nghi được với sự thay đổi. 

“Mọi thứ đang quá chậm. Hôm nay tôi sẽ về sớm ”

Nếu bạn cần phải về sớm vì cuộc hẹn với bác sĩ, đó lại là vấn đề khác. Đừng bao giờ xin sếp về sớm vì bạn không có việc gì để làm. Sếp thích các nhân viên của mình thể hiện sự chủ động. Vì vậy nếu bạn có thời gian rảnh trong ngày, bạn có thể tìm hiểu những dự án mới đang được triển khai.

"Tôi đang chán"

Bạn đang được trả tiền để đạt hiệu quả trong công việc cũng như duy trì sự nhiệt tình. Cấp trên của bạn không có trách nhiệm phải tìm cách làm cho công việc của bạn trở nên thú vị hơn. Thay vì nói “Tôi đang chán” hãy chủ động tìm những hoạt động mới thú vị hoặc những cách làm mới...

“Tôi nôn nao quá!”

9 điều bạn không bao giờ nên nói với sếp - 3

Khi bạn trở nên rất thân thiết với sếp của mình, bạn có thể muốn kể cho họ nghe về tất cả những điều thú vị mà bạn đã có trong đêm trước đó. Nhưng sự thật là bạn không nên như vậy. Khi những đêm say xảy ra thường xuyên, khi bạn đến muộn 5 phút lúc này và muộn 10 phút lúc kia, sếp của bạn có thể bắt đầu đặt ra câu hỏi liệu những bữa tiệc đó có liên quan gì đến việc bạn đến muộn hay không. Và cuối cùng, hãy nhắc nhở bản thân rằng đây là người đưa ra quyết định về việc bạn có được thăng chức, tăng lương và nhận thưởng hay không.

9 nguyên tắc giao tiếp với cấp trên giúp bạn thăng tiến nhanh chóng
Chỉ cần bạn nắm vững kỹ năng giao tiếp với sếp và nghệ thuật cư xử, bạn có thể nhận được sự tin tưởng của sếp mà không cần dựa vào những lời xu nịnh.

Tư duy thông minh

Theo Kiên Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh