Những phép xã giao cơ bản này có thể giúp ích cho bạn trong mọi tình huống.
1. Không nói xấu sau lưng
Không nói xấu về một ai đó khi họ không có mặt trong cuộc trò chuyện. Đâu ai muốn mình là chủ đề cho người khác lôi ra bàn tán, nói xấu sau lưng. Nếu bạn rất muốn nói về vấn đề của ai đó, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và góp ý với họ trên tinh thần xây dựng, không phải nói về họ với một người nào đó.
2. Tránh 5 chủ đề này trong các cuộc trò chuyện
Có 5 chủ đề mà bạn nên tránh trong các cuộc trò chuyện đó là: tôn giáo, chính trị, sức khỏe, tuổi tác và tiền bạc. Đừng bình phẩm về công việc của ai đó hoặc chế độ ăn uống của họ. Bạn có quyền đưa ra ý kiến của mình nhưng vẫn nên có giới hạn nhất định trong các cuộc trò chuyện và một số chủ đề tốt hơn là bạn không nên đề cập đến.
3. Đừng chờ người khác trả tiền cho bạn
Nếu bạn mời ai đó đi ăn tối bên ngoài, bạn nên là người trả tiền ăn bữa đó. Đừng dựa dẫm và mặc định ai đó phải trả tiền cho bạn. Nếu họ chủ động đề nghị trả tiền cho chính họ hoặc cho cả hai, bạn có thể tuỳ theo tình huống mà làm. Nếu bạn không có ý định trả cho người khác mà là ai trả tiền cho người đó, hãy nói rõ khi bạn mời họ ra ngoài ăn. Trong trường hợp ai đó mời bạn đi ăn tối, hãy đảm bảo rằng bạn có thể tự chi trả trong trường hợp khẩn cấp.
4. Gọi điện trước khi đến thăm ai đó
Nếu bạn muốn đến thăm ai đó, hãy gọi điện trước khi đến. Việc bất ngờ đến gặp người khác khi người đó không có sự chuẩn bị trước thường không phải là ý kiến hay. Nếu họ biết bạn sẽ đến, họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho buổi gặp mặt.
5. Tới trễ không có gì hay
Không ai thích đợi những người lần nào cũng đến muộn. Đừng tự bào chữa bằng đủ thứ lý do này kia. Bạn cần biết rằng đúng giờ là phép lịch sự tối thiểu mà bạn cần biết dù ở môi trường nào.
Trong trường hợp có việc đột xuất phát sinh, bạn cần chủ động báo cho đối phương biết. Bên cạnh đó, trong một cuộc trò chuyện, điều quan trọng là bạn phải nhận ra khi nào đã đến lúc mình nên rời đi.
6. Là vị khách ai cũng yêu mến
Nếu ai đó mời bạn đến nhà của họ chơi, bạn nên mang theo một món quà. Đó có thể là hoa, hoa quả hoặc một chiếc bánh bạn tự làm chẳng hạn. Bạn cũng nên tránh những món quà quá đắt đỏ hoặc tặng tiền bởi đó không phải là những món quà phù hợp. Bất kể chủ nhà là ai, bạn vẫn nên đến với một món quà trong tay.
Nếu chủ nhà mời bạn chơi trò chơi hoặc muốn nói chuyện với bạn, hãy tôn trọng họ và tham gia cùng. Bạn cũng có thể đề nghị làm giúp đỡ chủ nhà nhưng cố gắng không vượt quá ranh giới.
7. Hòa đồng với mọi người
Nếu bạn đang ở nơi công cộng, đừng chỉ chằm chằm nhìn vào điện thoại di động của mình. Ngay cả khi bạn chỉ đang nhắn tin, hành động này có thể khiến những người bạn xung quanh bạn cảm thấy bị xúc phạm, không được tôn trọng nếu bạn tập trung quá nhiều vào điện thoại.
Nhớ rằng bạn ra ngoài để giao lưu với mọi người. Hãy để những trò giải trí, lướt mạng xã hội hay thứ gì khác trên điện thoại kia cho khoảng thời gian khi bạn về nhà.
8. Luôn nhớ tên của mọi người
Có lẽ chúng ta đều có những người quen thường xuyên quên tên của người khác. Hãy nhớ rằng, mỗi người đều thích tên của mình và việc ai đó không nhớ tên mình sẽ khiến chúng ta có cảm giác rằng mình không quan trọng.
Bạn nên học cách nhớ tên của những người mình gặp. Nếu bạn là người không giỏi trong việc này, bạn nên thường xuyên nhắc tên họ trong cuộc trò chuyện để dễ ghi nhớ hơn. Ngay cả việc phát âm sai tên của người khác cũng dễ khiến đối phương cảm thấy bị xúc phạm, thiếu tôn trọng.
9. Làm gương cho người khác
Hãy làm gương cho người khác về cách bạn muốn họ cư xử. Điều này rất quan trọng trong nhiều tình huống: giữa những người bạn trong hội nhóm xã hội, những đứa trẻ mà bạn chăm sóc hoặc thậm chí với đồng nghiệp. Trong những tình huống khi mọi người không cư xử lịch sự với bạn, hãy luôn là người lớn hơn.
Nếu bạn sắp có cuộc gặp gỡ những người đến từ một quốc gia khác, hãy dành thời gian tìm hiểu văn hóa của đất nước họ cũng như những gì được coi là lịch sự và đúng mực ở nơi đó.