Người ta nói không sai, “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Và chỉ có những kẻ trong cuộc như tôi mới thấm thía hết được ý nghĩa của cái sự “sang vì vợ ấy”.
Chúng tôi mới kết hôn được 3 tháng, tưởng chừng đây sẽ là những chuỗi ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời nhưng nào ngờ...
Câu chuyện tình yêu của tôi và vợ bắt đầu khi tôi vào làm nhân viên ở công ty vợ quản lý. Một người có tài như tôi nhanh chóng được cất nhắc vào vị trí trưởng phòng. Sau một thời gian làm việc, tôi và cô ấy dần cảm mến nhau rồi quyết định tiến tới hôn nhân. Ai cũng nói tôi tốt số, lấy được vợ đẹp lại giỏi giang, tháo vát. Bố mẹ tôi mừng ra mặt, bản thân tôi cũng thấy tự hào, hãnh diện.
Nhưng rồi con đường làm chồng sếp của tôi không đơn giản và trải nhiều hoa hồng như tôi tưởng tượng.
Buổi tiệc chiêu đãi của công ty đối tác được tổ chức vô cùng hoành tráng, tôi sánh đôi bên vợ trong niềm hân hoan bước vào. Gặp bên đối tác, vợ giới thiệu tôi là chồng cô ấy mà vẫn không quên đi kèm câu:
- Anh ấy còn là nhân viên dưới dưới quyền của tôi nữa.
Tôi bỗng thấy sĩ diện của một người đàn ông trong mình bị tổn thương.
Đó chỉ là công việc, còn vấn đề gia đình mới thực sự khiến tôi thất vọng khi vợ tôi muốn làm sếp ngay cả khi ở nhà. Câu đầu tiên khi về nhà mà cô ấy nói với tôi là:
- Hôm nay em mệt quá, bao nhiêu là việc.
Tôi biết vì cô ấy là sếp, nhiều công việc nên căng thẳng, mệt mỏi là chuyện bình thường và tôi ra sức chịu nhịn, chăm sóc cô ấy. Nhưng dường như tất cả mọi sự cố gắng của tôi cũng không có ý nghĩa gì khi cô ấy coi tôi là nhân viên ngay cả khi ở nhà.
Việc nhà, cô ấy không quan tâm mà giao phó hết cho tôi chỉ vì tôi về sớm hơn cô ấy. Lấy chậm một cốc nước mà cô ấy nói như thể tôi đang là nhân viên dưới quyền. Cô ấy cho rằng công việc của cô ấy nhiều hơn tôi, tôi phải có nhiệm vụ chăm sóc, phục vụ cô ấy. Lúc nào cô ấy cũng mang chuyện công việc ra để so bì với tôi, tôi thực sự thấy mệt mỏi.
Về tới nhà, sau hồi chuông, tôi nghe rõ cả tiếng bước chân huỳnh huỵch cùng câu nói đầy giận dữ khi cô ấy ra mở cửa cho tôi. (ảnh minh họa)
Chán nản, buồn phiền, tôi qua nhà người bạn thân vài hôm. Điện thoại đổ chuông, vừa nhấc máy tôi đã nghe thấy giọng nói quát nạt, trịnh thượng quen thuộc:
- Anh đi đâu mà đêm qua không về, có về ngay không thì bảo.
Tắt máy rồi, tôi chợt nghĩ có vợ làm giám đốc "sướng" thật.
Về tới nhà, sau hồi chuông, tôi nghe rõ cả tiếng bước chân huỳnh huỵch cùng câu nói đầy giận dữ khi cô ấy ra mở cửa cho tôi. Vừa bước chân vào phòng, chẳng hỏi han tôi lấy một câu, cô ấy đã trút xuống tôi mọi bực tức rằng mấy ngày nay tôi đi đâu? Tại sao lại nghỉ việc không lý do, báo cáo không nộp và rằng tôi sẽ phải giải trình trước công ty về mọi việc. Vấn đề công việc dừng lại, cô ấy quay luôn sang chuyện nhà cửa như một cái máy được lên sẵn lịch làm việc. Tại sao tôi lại để nhà cửa bẩn thỉu, bát đũa không rửa, quần áo không giặt. Đợi cô ấy dừng lời, tôi chìa ra tờ đơn ly dị.
Thoáng chút bàng hoàng nhưng rồi cô ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Cô ấy trách móc tôi có người khác ruồng bỏ cô ấy. Lúc này, cảm xúc bị dồn nén quá lâu trong tôi đã vỡ bờ:
- Anh xin lỗi, anh không thể chịu đựng được nữa rồi. Anh chẳng có ai cả. Chỉ là anh không chịu nổi một bà vợ giám đốc như em thôi. Anh biết, trong công ty em là sếp của anh nhưng về nhà em là vợ anh. Anh cần một người vợ đúng nghĩa, biết tôn trọng anh. Dù thế nào thì em cũng đã yêu và chấp nhận lấy anh nhưng sao lại đối xử với anh như thế. Anh cũng có lòng tự trọng của một thằng đàn ông chứ.
Đặt lên tay cô ấy tờ đơn xin ly hôn, tôi bước ra ngoài trong sự ngỡ ngàng đến im lặng của cô ấy nhưng không hiểu sao lại thấy lòng thanh thản, nhẹ nhàng đến lạ.
Thế mới biết là vợ chồng phải biết tôn trọng nhau, thông cảm và chia sẻ mọi chuyện cho nhau, đừng nên tính toán so đo ai hơn ai và ai làm được gì cho ai. Phải biết trân trọng những gì mình đang có để ngày mai khi ta nghĩ lại sẽ không phải hối hận và thấy có lỗi với một ai đó.