Nhiều người cho rằng lấy chồng Tây sung sướng, hạnh phúc hơn hẳn chồng Việt? Vậy các bạn nghĩ sao?
Xung quanh câu chuyện lấy chồng Tây hay chồng Việt, có quá nhiều ý kiến và quan điểm trái chiều. Gần đây, nhiều chị em còn chia sẻ với nhau chuyện lấy chồng Tây sung sướng thế nào, cuộc sống hạnh phúc ra sao, được cưng chiều hết nấc.
Tất nhiên, mọi thứ đều có hai mặt của nó, ở đâu cũng có người này người kia, không ai tốt cả, cũng không có ai la xấu cả. Đó cũng giống như chuyện chị em đánh đồng chồng Việt ích kỉ, chồng Việt không hiểu vợ, làm khổ vợ, mọi việc dồn lên vai vợ. Hay chồng Tây chiều vợ, lấy chồng Tây tự do tự tại… sung sướng hạnh phúc.
Xung quanh câu chuyện lấy chồng Tây hay chồng Việt, có quá nhiều ý kiến và quan điểm trái chiều. (ảnh minh họa)
Tôi đã từng có một chị bạn, chị ấy lấy chồng Tây từ khi còn rất trẻ. Cái mác lấy trai Tây với chị ấy, đó là một niềm hạnh phúc. Gia đình tin, chị ấy là một người con gái may mắn, được ở bên nước ngoài, được sống trong một gia đình chồng khá giả, có công việc tốt, và có con cái đẹp, lai tây. Tất cả đều hiểu, cuộc sống đó là cuộc sống nhiều người mơ ước, là cuộc sống hạnh phúc tràn trề, khó ai sánh bằng. Chị ấy cũng đã từng nghĩ như vậy. Nhưng khi gặp tôi, mọi chuyện mới vỡ lẽ.
Có lẽ, vì tôi là chị em thân thiết, là người có thể khiến chị cởi mở tấm lòng nên chị mới chia sẻ. Cái chuyện nói xấu chồng âu cũng chẳng phải là chuyện hay ho gì, huống hồ “vạch áo cho người xem lưng” đâu có mấy tốt đẹp.
Với đàn ông ngoại quốc, họ thực sự không phải là những người biết “đối nội, đối ngoại” như cách mà ta vẫn nói đối với đàn ông Việt. (Ảnh minh họa)
Nhưng chị kể với tôi, vì chị tin tôi hiểu chị. Người khác nghĩ chị sung sướng thì chị nào dám hé răng nửa lời. Chồng Tây có thể hơn chồng Việt ở chỗ, họ san sẻ việc nhà với vợ, giúp vợ việc vặt, vì trong tư tưởng của họ, nam nữ bình đẳng, không phân biệt việc gì. Họ cũng có thể chăm con thay vợ vì họ nghĩ, đó là trách nhiệm họ cần góp sức.
Nhưng, người Tây rất ghét một việc đó là, đàn bà hỏi tiền của chồng. Họ tự lập về tài chính và không bao giờ chấp nhận việc vợ quản tài chính của họ. Tiền nong cũng tự lập như chính cuộc sống của họ vậy.
Với đàn ông ngoại quốc, họ thực sự không phải là những người biết “đối nội, đối ngoại” như cách mà ta vẫn nói đối với đàn ông Việt. Trong khi chồng Việt nhiều người rất chu đáo với bố mẹ vợ, kính trọng bố mẹ vợ như chính bố mẹ mình và phải có trách nhiệm với bố mẹ vợ thì đàn ông Tây lại khác. Họ coi tất cả mọi việc đều vô cùng bình thường.
Chị nói tôi may mắn khi lấy được người chồng tốt, một người đàn ông không giàu có nhưng lại hoàn toàn tôn trọng vợ. Hàng tháng đưa tiền cho vợ, lương bao nhiêu vợ cũng biết. Khoản tiền làm ra, ngoài tiêu pha cá nhân, anh dành cho vợ con tiêu cả, để chăm lo cho gia đình. Chị thở dài khi nói về chuyện tiền bạc, kinh tế.
Nói như vậy để chị em hiểu rằng, dù là ở đâu cũng có người này người nọ. Dù là đàn ông Việt hay đàn ông ngoại quốc, cũng có những điều khiến chúng ta hài lòng và không. (ảnh minh họa)
Chồng chị không phải là người đàn ông chiều vợ như mọi người vẫn nghĩ. Chỉ là chị giấu, vì không muốn ba mẹ lo lắng. Đàn ông Tây cũng vô cùng gia trưởng, vì họ độc lập nên luôn thích bảo vệ ý kiến của mình. Và họ thường hay nổi khùng lên nếu có chuyện gì không vừa ý, khó kiềm chế cáu giận.
Nói như vậy để chị em hiểu rằng, dù là ở đâu cũng có người này người nọ. Dù là đàn ông Việt hay đàn ông ngoại quốc, cũng có những điều khiến chúng ta hài lòng và không. Không phải ai lấy chồng Tây cũng sướng, chồng cũng chiều và yêu thương, cũng là người hợp với ý chị em. Những người luôn ca ngợi đàn ông ngoại quốc tốt chính là họ đã may mắn lấy được người tốt, chỉn chu. Đàn ông Việt cũng có nhiều người tốt như thế, thậm chí hơn thế. Và đâu đó cũng có những người thực sự gia trưởng, làm khổ vợ, làm khổ con.
Tốt xấu ở duyên phận. Yêu chân thành, hết lòng vì người mình yêu, vì chồng, vì gia đình thôi chưa đủ. Cái đủ hơn cả còn là… may mắn!