Nhưng mẹ chồng cô nhất mực không tin, bà nói thẳng: “Tôi nói thật, phụ nữ các cô giờ cũng ranh ma lắm. Con tôi khờ dại biết đâu chỉ là kẻ đổ vỏ”.
Khi mẹ chồng đi rồi, Hạnh ôm mặt khóc nức nở. Chẳng ngờ, ngay đêm tân hôn cô đã lãnh nguyên 2 cái tát như trời giáng từ mẹ chồng. Kèm theo 2 cái tát ấy là lời đay nghiến “đồ hư hỏng cô còn dám to tiếng với cả mẹ chồng hay sao?”.
Hạnh vốn là cô nhân viên kế toán xinh đẹp, đa tài. Từ nhỏ, Hạnh lớn lên trong sự bao bọc của gia đình. Bố Hạnh tuy hay nói, nghiện rượu nhưng ông rất thương yêu con cái. Dù gia đình khó khăn nhưng bố mẹ cô vẫn luôn động viên con cái học hành để thoát ly khỏi cảnh quê mùa.
Hạnh vẫn nhớ rõ lời dặn của bố ngày cô bước chân ra Hà Nội học “Con ráng mà học cho giỏi rồi ở lại thành phố làm việc. Đừng có như bố, như chị con quanh năm chỉ biết lũy tre làng”. Ngày đó, khi nghe những lời đó, Hạnh rơm rớm nước mắt. Cả đời bố mẹ cô vất vả, tần tảo như vậy nhất định cô phải cố gắng.
Có động lực, quyết tâm Hạnh đã luôn cố gắng hết mình và cô đã thành công. Bởi khi ra trường có tấm bằng giỏi trong tay, không ít công ty gọi cô đi làm, nhưng cô lại chọn một công ty thứ hạng trung bình, nhưng theo bạn bè cô nói rằng công việc ở đây rất ổn định. Cũng chính lựa chọn gắn bó với Hà Nội mà cô sớm bén duyên với một anh chàng có thể nói “nhà mặt phố, bố làm to”.
Khi yêu, với Hạnh mọi thứ đều màu hồng. Người yêu cô đẹp trai, tâm lý và thương cô hết mực. Nhưng rồi khi quyết định đi đến kết hôn Hạnh dần nhận thấy sự khác biệt. Khi đó, vì cái thai 1 tháng trong bụng cô đang lớn dần, cô đành phải chấp nhận bước chân theo chồng.
Tôi nói thật, phụ nữ các cô giờ cũng ranh ma lắm. Con tôi khờ dại biết đâu chỉ là kẻ đổ vỏ
(Ảnh minh họa).
Đồng ý kết hôn nhưng chồng Hạnh vẫn một mực dặn cô “bí mật” chuyện cái thai. Anh cũng nói với cô rằng bố mẹ chồng anh tuy thế nhưng rất cổ hủ trong chuyện sống thử trước hôn nhân. Nếu anh không nói, Hạnh cũng lờ mờ cảm nhận được sự nghiêm khắc từ bố mẹ chồng, gia đình chồng.
Hạnh nhớ rõ ngày cô ra mắt nhà anh, bố mẹ anh đã tỏ vẻ không hài lòng khi biết quê quán cũng như gia đình cô. Thậm chí mẹ anh còn nói “Thực tế hai bác thích thằng Tú nó lấy vợ thành phố chứ không muốn để nó lấy vợ quê đâu. Nhưng vì nó quá yêu cháu, nó tha thiết muốn cưới cháu nên hai bác đành chấp nhận”. Khi đó, Hạnh chột dạ rồi đây cuộc đời làm dâu của cô hẳn sẽ có không ít sóng gió.
Đêm tân hôn, vợ chồng Hạnh ai cũng mệt lả. Riêng Hạnh cả chiều cô chưa kịp ăn uống gì nên chồng cô hốt hoảng xuống bếp nấu vội bát mỳ. Sẵn vui vẻ chồng Hạnh đã thú nhận hết với mẹ mình chuyện Hạnh có thai. Để rồi sau đó, khi chồng cô đi tắm mẹ chồng cô hùng hổ đẩy cửa xông vào. Bà nói với Hạnh: “Cô có thai từ bao giờ? Sao cô dám lừa dối tôi?”.
Khi đó, Hạnh chỉ biết thanh minh rằng cô không muốn mọi người lo lắng. Cô định sau hôm nay mới thú nhận hết với gia đình chồng. Nhưng mẹ chồng cô nhất mực không tin bà nói thẳng: “Tôi nói thật, phụ nữ các cô giờ cũng ranh ma lắm. Con tôi khờ dại biết đâu chỉ là kẻ đổ vỏ”.
Cảm thấy bị xúc phạm Hạnh lên tiếng: “Mẹ nói gì thế? Giờ khoa học hiện đại có thể chứng minh được con ai. Sao mẹ lại nói như thế với con được? Sao mẹ có thể nghi ngờ con? Với con anh ấy là người đầu tiên và…”.
Hạnh chưa dứt lời đã lãnh nguyên 2 cái tát từ mẹ chồng. Kèm theo đó là những lời nói cay nghiệt rằng “Cô láo vừa thôi. Dám cãi tay đôi với mẹ chồng. Uổng công tôi về tận quê rước cô lên đây. Nếu không vì con tôi, tôi đã đuổi cổ cô rồi”.
Khi đó chồng Hạnh từ nhà tắm bước ra. Anh không hiểu chuyện gì, càng không hiểu vì sao Hạnh khóc. Mẹ chồng thấy vậy vội vàng bước đi, không quên dặn dò “Con bảo nó ăn đi cho nóng, không ảnh hưởng tới cháu mẹ đấy. Mới đêm tân hôn đã nhớ nhà thế này thì…”.
Hạnh nhìn theo nét mặt mẹ chồng đầy thách thức, nhưng sự tráo trở của bà khiến cô không khỏi giật mình. Hạnh gục đầu vào ngực chồng, cô chỉ muốn nói với anh rằng vợ chồng cô hãy ra ở riêng đi. Nhưng cô sợ nếu nói ra sẽ khiến anh buồn nhưng nếu chấp nhận sống cùng với mẹ chồng cô nên xử trí tình huống này thế nào đây?