Câu chuyện mừng tuổi ít nhiều đã vô tình ảnh hưởng tới tình cảm của con người.
Cứ nói, chuyện tiền nong không quan trọng, mừng bao nhiêu thì mừng, cốt là năm mới có chút lì xì gọi là tấm lòng cho nhau vui vẻ, có lộc, có may mắn là được. Nhưng một bộ phận nhỏ không nghĩ như vậy, vì nhiều người đã coi chuyện tiền mừng tuổi chính là thể hiện đẳng cấp, là thể hiện tấm lòng của mình. Tức là họ luôn nghĩ, nhiều tiền mừng tuổi thì càng có được tình cảm mến mộ của người khác hơn. Nhiều người còn nghĩ, mừng tuổi sang thì chắc chắn sẽ không sợ thiệt thòi. Nên với trẻ con, họ cũng cứ nhét cho đầy phong bao lì xì, có khi còn cho một khoản tiền khủng để thể hiện với người khác.
Đó chắc chắn là câu chuyện của mấy anh, mấy chị đi chúc Tết nhà sếp và mừng tuổi con sếp. Con sếp thì phải là mức cao nhất có thể rồi. Có người còn sĩ diện rút ra vài triệu bạc, có người mừng tuổi triệu, 5 trăm hoặc là vài ba trăm. Thật ra, trẻ con làm gì đã biết tiêu tiền, mừng tuổi như vậy thì bố mẹ cũng đút túi chứ trẻ nào tiêu được. Biết vậy nhưng mà, đến nhà sếp mà không làm sang thì ngại với sếp. Chẳng may lại sợ sếp bóc phong bao lì xì ra, thấy vài chục bạc thì có người hôm sau chẳng dám nhìn mặt sếp.
Lại chuyện dâu mới về nhà chồng.. Cô bạn tôi chia sẻ, năm nay là dâu mới nên tính toán mừng tuổi nhiều lắm, mất gần chục triệu. (ảnh minh họa)
Đó là tư tưởng của người đi mừng tuổi chứ thật ra, chưa chắc sếp đã có ý đó. Sếp có khi cũng chẳng bận tâm con mình được lì xì bao nhiêu trong số cả đống phong bao ấy, hoặc có thể, đã làm sếp nên họ chẳng nghĩ được nhân viên ưu ái bằng mấy đồng bạc lì xì của con mình.
Nhưng mà, câu chuyện tiền mừng tuổi ít nhiều vẫn luôn ảnh hưởng tới lối sống cộng động. Phải thừa nhận rằng, ai cũng nghĩ, mừng tuổi ít thì ngại với người khác nên là, cố gắng bằng mọi giá có thể có khoản mừng tuổi được như ý nhất.
**
Lại chuyện dâu mới về nhà chồng.. Cô bạn tôi chia sẻ, năm nay là dâu mới nên tính toán mừng tuổi nhiều lắm, mất gần chục triệu. Nhà chồng, nhà ngoại thì đông, lại còn cả các cháu nhỏ ở hàng xóm, các bà, các bác già cả. Lại còn cả cháu của bác chồng… Nói chung, tính như cô bạn tôi hạch toán thì tiền mừng tuổi lên tới chục triệu như chơi. Khổ cái là cô bạn mắc bệnh ưa hình thức. Có tí tiền, dù là chẳng nhiều đâu, vợ chồng cũng ki ke bao nhiêu tháng mới có được nhưng cứ tính là, mừng tuổi trẻ con quanh xóm 3 chục thì lẻ quá, 2 chục thì ngại nhưng 5 chục thì quá tốn. Mà cả cái ngõ xóm ấy, đông như mối… Nếu mà mừng tuổi hết mỗi đứa 5 chục thì cũng rơi vào tầm triệu bạc. Ở xóm mà mừng tới triệu bạc thì hơi có chút ái ngại…
Cô bạn tôi tính rồi, bảo về nhà chồng, cháu ruột thì 5 trăm nghìn, vì là ruột thịt. Còn cháu họ thì mỗi đứa 100 nghìn. Họ kiểu như, con của bác anh trai mẹ chồng, con của chị gái bố chồng… Còn con của anh chồng, chị chồng thì là 5 trăm. Tôi há hốc miệng. “Thế thì mày định lấy tiền đâu mà tiêu Tết? Về nhà chồng đã xa, chi phí đi lại mất nhiều, tốn bao nhiêu là tiền. Lại còn biếu bố mẹ chồng, rồi còn mừng tuổi bố mẹ chồng. Đó là chưa kể tới chuyện biếu ông bà ngoại, tức là bố mẹ của mẹ chồng… Thế thì định đi cướp ra tiền mà tiêu Tết à?”. Cô bạn lại nhăn nhó ‘nhưng mà mừng tuổi ít thì ngại lắm. Chẳng lẽ cháu ruột lại mừng tuổi có 2 trăm?’.
Chồng bắt vợ phải mừng tuổi nhà chồng nhiều cũng là một câu chuyện khiến chị em mệt mỏi. Đôi khi cái sự mừng nhiều hay ít chính là do người chồng. (ảnh minh họa)
Tôi cười ‘2 trăm là quá ổn, 1 trăm cũng được, có sao đâu. Tao thấy 1 trăm nghìn là quá ổn rồi, có phải là quá giàu có gì đâu mà mang tiền đi phân phát. Mày như vậy chẳng trách lúc nào cũng than hết tiền, với lại không có tiền tiêu Tết. Sĩ thì cũng sĩ vừa thôi. Tiền vào túi bố mẹ chúng nó hết, trẻ con tiêu gì tiền’. Mình chẳng phải là người tính toán nhưng cái chuyện mừng tuổi mà cứ sĩ diện quá, mệt mỏi. Vì năm nay còn năm sau. Năm nay mừng nhiều, năm sau không có thì lấy đâu ra. Không lẽ, tiền tiết kiệm lại cứ dồn vào cái Tết.
Dâu mới thì dâu mới, mình không có nhiều thì dùng ít, chẳng ai bắt bẻ mình được. Cứ nghĩ 1 năm mới có một lần nhưng mà cả năm đi làm cũng chỉ tiết kiệm được ngần ấy. Năm nào cũng một lần như vậy thì làm gì còn xu nào mà tiêu ra Tết? Sĩ diện cũng phải có chừng mực. Cứ nghĩ mình là dâu mới thì phải sang trọng nhưng thử hỏi, những cô dâu mới khác, không có tiền, hoặc là ít tiền thì họ làm sao mà sang trọng được. Đừng tự đặt mình vào tình thế khó, rồi lại khổ bản thân.
**
Chồng bắt vợ phải mừng tuổi nhà chồng nhiều cũng là một câu chuyện khiến chị em mệt mỏi. Đôi khi cái sự mừng nhiều hay ít chính là do người chồng. Cả năm nai lưng làm, cuối cùng lại phải đầu tư vào ‘phi vụ’ mừng tuổi. Chồng bảo, phải mừng nhiều vì con dâu nên lịch sự với nhà chồng, có như thế bố mẹ mới cảm thấy con dâu hào phóng.
Đôi lúc, vì chuyện lì xì mà vợ chồng lục đục nhau. Suy cho cùng, cũng chỉ nên phiến phiến. Vì tiền lì xì vốn là ở cái tâm của con người chứ không phải cứ chơi trội thì là sang, là tốt. (ảnh minh họa)
Tính chồng thích vợ mình phải thể hiện để làm mát mặt chồng. Nên nhất định là đối với cháu ruột thịt của nhà chồng là phải sang trọng, còn các cháu khác cũng phải bình bình bậc trung, chứ không thể tèm nhèm được.
Các ông chồng thì luôn muốn vợ mình phải chịu chơi nhưng lại không biết rằng, vợ còn trăm nghìn khoản. Chuyện mừng tuổi vốn vô cùng mệt mỏi nhưng không làm theo lời các ông chồng thì quả thật còn mệt mỏi hơn nhiều.
Đôi lúc, vì chuyện lì xì mà vợ chồng lục đục nhau. Suy cho cùng, cũng chỉ nên phiến phiến. Vì tiền lì xì vốn là ở cái tâm của con người chứ không phải cứ chơi trội thì là sang, là tốt. Người biết trân trọng tình cảm chẳng mấy khi nhìn vào giá trị đồng tiền mừng tuổi cho con cháu họ mà lấy làm mừng…