Chúng ta luôn nói về những thói quen nên áp dụng để cảm thấy hạnh phúc hơn hay bớt căng thẳng hơn, nhưng đôi khi, sẽ là tốt hơn khi bạn lật lại mọi thứ và cố gắng từ bỏ những thói quen thực sự khiến cuộc sống trở nên tiêu cực.
Chỉ vì bạn đang sống trong những điều kiện tốt không có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Cách chúng ta xử lý mọi việc có thể quyết định trạng thái tinh thần của chúng ta và một số thói quen có thể khiến bạn cảm thấy cuộc sống tồi tệ hơn thực tế.
Chúng ta luôn nói về những thói quen nên áp dụng để cảm thấy hạnh phúc hơn hay bớt căng thẳng hơn, nhưng đôi khi, sẽ là tốt hơn khi bạn lật lại mọi thứ và cố gắng từ bỏ những thói quen thực sự khiến cuộc sống trở nên tiêu cực.
Ai trong chúng ta cũng muốn có được cuộc sống hạnh phúc và bước đầu tiên cần làm chính là xác định những thói quen nào đang gây cản trở cuộc sống của mình. Hãy xem xem, liệu bạn còn đang giữ thói quen xấu nào trong những điều dưới đây hay không:
1. Nhìn vào mạng xã hội mà sống
Nghiên cứu từ Đại học Y khoa Pittsburgh cho thấy người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì họ càng dễ cảm thấy chán nản. Tiến sĩ tâm lý học Deborah E. Dyer cho rằng: “Mọi người có xu hướng tin vào những gì mình nhìn thấy trên mạng xã hội và có suy nghĩ sai lầm rằng cuộc sống của người khác tốt hơn cuộc sống của mình".
Những bức ảnh bạn thấy trên mạng xã hội chỉ là một góc trong cuộc sống của mỗi người và thường thì người ta sẽ chọn góc đẹp để đưa lên đó. Hãy nhớ rằng, họ cũng là con người và đều có những điều cần trăn trở, lo toan trong cuộc sống. Khi vợ chồng họ cãi nhau, họ sẽ không đăng ảnh lên mạng; bãi nôn mửa của con cái chờ họ dọn tất nhiên cũng không được chia sẻ để câu like... Đừng nhìn những hình ảnh lung linh mà cho rằng chỉ có cuộc sống của mình là tệ nhất.
2. Xem TV trong nhiều giờ liên tục
Đây là thói quen của một bộ phận khá đông với đủ các lứa tuổi. Không có gì là sai khi bạn dành thời gian để thư giãn bằng cách thưởng thức các chương trình trên TV song điều đó sẽ là lãng phí, ảnh hưởng đến cảm xúc khi bạn thường xuyên dành cả ngày chỉ để nằm dài trên ghế và xem TV.
“Việc mải mê xem TV có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn ngay trong thời điểm đó nhưng điều này thực sự gây lãng phí thời gian và việc giải tỏa tâm lý trong ngắn hạn khi bị cuốn vào nội dung chương trình không thể giúp bạn giải quyết những vấn đề đang gặp phải ở cuộc sống ngoài kia", Dyer nói.
Hãy ý thức được rằng thời gian là vàng bạc và khi bạn nằm dài để xem TV cũng có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian để làm những điều có ích khác. Một cuộc sống vô trách nhiệm sẽ khiến bạn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
Thiếu ngủ
Không ai có thể đạt được trạng thái tốt nhất khi họ mệt mỏi. Vì thế, cũng không có gì ngạc nhiên khi thiếu ngủ có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán nản, lo lắng.
Tiến sĩ tâm lý học Marni Amsellem cho biết: “Ngủ là một quá trình sinh lý thiết yếu giúp chúng ta phục hồi sức khỏe và nếu bạn thường xuyên cung cấp ít hơn những gì cơ thể yêu cầu, tinh thần và thể chất của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Bạn có thể cảm thấy tâm trạng bất ổn, mệt mỏi hay cáu kỉnh thường xuyên, khó tập trung. Những điều này đều góp phần dẫn đến những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực."
4. Quá lo lắng về những điều chưa xảy ra
“Khi bạn quá lo lắng về một điều gì đó trước khi nó xảy ra, điều này sẽ khiến tâm trí bạn chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả những điều tiêu cực nhất. Đối với nhiều người, đây trở thành một cách thường xuyên và tự động khi họ nghĩ về những tình huống mới. Tuy nhiên việc quá lo lắng về những điều chưa xảy ra có thể dẫn đến việc lo lắng mãn tính, gây ra cảm xúc tiêu cực. Bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này bằng việc học cách quản lý những suy nghĩ dự đoán tiêu cực", Amsellem nói.
5. Cố gắng để trở nên hoàn hảo
Ngày càng hoàn thiện mình là điều tốt mà ai trong chúng ta cũng cần hướng đến. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên đặt ra thật nhiều mục tiêu để đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mình. Điều này có thể khiến bạn mệt mỏi và gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Nhà tâm lý học và huấn luyện viên cuộc sống Jacqueline Julien cho rằng: “Quá cầu toàn có thể kìm hãm chính bạn vì không có gì là đủ tốt cả. Điều này cũng có thể dẫn đến cảm giác lo lắng hay cố tỏ ra là mình luôn hoàn hảo."
6. Dành quá nhiều thời gian ở một mình
Tất cả chúng ta đều cần có những khoảng thời gian chỉ có một mình. Tuy nhiên nếu điều đó chiếm quá nhiều trong quỹ thời gian của bạn, nó có thể khiến cuộc sống trở nên tệ hơn nó vốn có.
Theo nhiều nghiên cứu, cô đơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tăng nồng độ hormone căng thẳng và thậm chí có tác động tiêu cực đến giấc ngủ.
"Sự tương tác xã hội là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tâm thần", nhà trị liệu tâm lý Matt Traube, MFT cho biết. "Thường thì khi cảm thấy tệ, chúng ta không muốn ở bên những người khác và hạn chế giao tiếp với bên ngoài song chính điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tệ hơn".
7. Luôn kìm nén cảm xúc của mình
Traube chia sẻ rằng: “Việc kìm nén cảm xúc có vẻ là một giải pháp hiệu quả tức thì nhưng cuối cùng người phải chịu hậu quả chính là chúng ta. Nếu bạn đang buồn, việc cố kìm nén, lảng tránh cảm xúc có thể gây ra nhiều đau buồn hơn. Học cách giải quyết, cân bằng cảm xúc chính là cách an toàn để bạn giải tỏa tâm trạng".
8. Ăn để giải quyết căng thẳng
Được ăn một cây kem, que kẹo mút yêu thích của bạn sau một ngày tồi tệ có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn song thật không may, việc tạo thói quen dùng đồ ăn để đối phó với cảm giác tiêu cực có thể khiến trải nghiệm tiêu cực của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu từ tạp chí Public Health Nutrition cho thấy những người tham gia nghiên cứu càng ăn nhiều đồ ăn vặt, họ càng dễ bị trầm cảm. Dyer nói: “Nếu bạn có thói quen dùng thức ăn để giảm căng thẳng, xoa dịu cảm giác bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy ổn trong ngắn hạn song thực chất, nó không thực sự giải quyết được bất cứ điều gì".