Nói là học, làm là một loại thực hành. Người trưởng thành thực sự đừng bao giờ nói 3 câu; người đáng tin cậy sẽ không làm 3 việc.
1. Đừng nói ba điều
Đừng phàn nàn
Luận ngữ của Khổng Tử có viết rằng: “Đừng trách trời, đừng đổ cho người khác”.
Phàn nàn không giúp bạn giải quyết vấn đề. Phàn nàn quá nhiều chỉ khơi dậy sự chán ghét của mọi người về bạn và khiến họ tránh xa bạn.
Tất cả những đau khổ của con người về bản chất là sự tức giận đối với sự kém cỏi của một người. Chính vì sự yếu đuối của bản thân mà chúng ta bộc phát cảm xúc và bắt đầu những từ ngữ phàn nàn.
Người trưởng thành sẽ không phàn nàn về người khác.
Phàn nàn không những không thể thay đổi hiện trạng mà còn khiến người khác coi thường bạn.
Muốn giải quyết vấn đề, hãy tìm lý do từ chính bạn. Thay vì phàn nàn, điều bạn nên làm là thay đổi.
Chủ động chịu trách nhiệm mới là trưởng thành thực sự.
Đừng nói điều gì khiến người khác tổn thương
Những gì bạn nói sẽ như nước đổ đi.
Người trưởng thành biết làm việc thiện, nói những lời tốt đẹp. Vì họ hiểu: "Có thể người nói không có ý định nhưng người nghe có ý định."
Một lời nói vô tình có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Trong nhiều trường hợp, sự tinh tế tử tế tốt hơn sự trung thực thô lỗ.
Nếu bạn nói thẳng và làm tổn thương người khác, chỉ quan tâm đến niềm vui của chính mình mà chẳng màng đến cảm xúc của đối phương, đó không phải ngay thẳng mà là ích kỷ.
Hãy luôn suy nghĩ trước khi nói ra một điều gì đó.
Nếu định “thêm mắm muối”, tốt nhất đừng nói
Nếu đã nói, nên là nói sự thật. Không nhất thiết phải nói hết những gì cần nói, nhưng nhất định lời nói ra phải là sự thật.
Đừng “thêm mắm muối” vào câu chuyện vì nó khiến sự thật không còn là sự thật.
Trong cuộc sống, luôn có những người chỉ vì tính sĩ diện mà khoe khoang bản thân bằng những điều không thực sự có. Thời gian trôi đi, thứ họ nhận lại sẽ chỉ là sự mất lòng tin của người khác.
Những người trưởng thành luôn hiểu rằng lòng tin là điều rất quan trọng. Đừng “xào nấu”, hãy cứ để sự thật là sự thật mà thôi.
2. Đừng làm 3 việc
Đừng làm những điều tổn thương người khác và chính bạn
Trên đời này, tất cả những việc làm tổn hại đến người khác và có lợi cho bản thân thường bắt đầu bằng việc làm hại người khác và kết thúc bằng việc làm hại chính mình.
Mọi sự đều có nhân quả của nó. Bạn sẽ luôn nhận về những gì xứng đáng.
Có những việc, ban đầu bạn tưởng mình vui vẻ vì làm tổn thương người khác và có lợi cho chính mình nhưng cuối cùng, chính bản thân bạn lại là người bị tổn thương.
Có câu: “Thắng nhỏ tùy trí, thắng lớn tùy đức”.
Làm người, làm việc gì cũng phải xứng với lương tâm của mình thì mới mong đi được xa, được lâu.
Đừng làm điều gì không đáng tin
Trung thực là đức tính tốt nhất của con người và là nền tảng cho mỗi cuộc đời. Làm thế nào để bạn có thể làm mọi việc nếu bạn không quan tâm đến uy tín?
Nếu bạn coi trọng lòng tin, bạn sẽ chỉ đánh mất lòng tin của mọi người và bộc lộc sự không đáng tin cậy của chính mình.
Đừng làm những việc nửa vời
Khi mới bắt đầu một công việc, chúng ta thường rất hào hứng để bắt tay vào làm, tuy nhiên không nhiều người có thể gắn bó với nó đến cùng.
Một người trưởng thành thực sự và đáng tin cậy sẽ không bao giờ bỏ cuộc một cách dễ dàng. Họ sẽ luôn bền bỉ và sẵn sàng chiến đấu.
Cuộc đời như biển cả vô tận, chỉ có kiên trì mới giúp chúng ta có thể đến được bến bờ bên kia.
Làm việc gì cũng giống như khi đào giếng nước vậy. Có người đào 9 ngày không tìm ra mạch nước liền bỏ cuộc, chỉ có người kiên trì mới thu được thành quả xứng đáng, không còn cảnh ngày ngày kẽo kẹt đi gánh nước nơi xa.
"Nhất bất làm, nhị bất hưu", một là không làm, hai là không nghỉ, nếu đã làm thì phải làm đến cùng mới thôi.