Những sai lầm hàng đầu mọi người thường mắc phải khi tiết kiệm tiền

Bảo Anh. - Ngày 20/10/2021 18:37 PM (GMT+7)

Dưới đây là những sai lầm tài chính phổ biến nhất và cách giúp bạn tránh chúng để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.

Không có ngân sách hàng tháng

Những sai lầm hàng đầu mọi người thường mắc phải khi tiết kiệm tiền - 1

Đây là một sai lầm phổ biến về tiền bạc mà hầu như tất cả chúng ta đều mắc phải ở một thời điể nào đó: sống vượt quá khả năng của mình. Nhớ rằng, chúng ta không thể cố gắng duy trì một lối sống mà bạn không đủ khả năng. Những thứ tưởng chừng nhỏ nhưng với tính chất thường xuyên có khiến bạn gặp rắc rối về tiền bạc.

Hãy luôn đảm bảo rằng bạn có ngân sách hàng tháng và bám sát ngân sách đó. Bạn cũng cần biết những đồng tiền của mình đang chảy về đâu để kịp thời điều chỉnh khi cần.

Không kiếm tiền trong thời gian rảnh

Tìm cách kiếm tiền trong thời gian rảnh rỗi là điều rất quan trọng và không chỉ đối với tài khoản ngân hàng của bạn. Gia tăng thu nhập là cách để bạn đạt được mục tiêu tài chính dài hạn nhanh hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp bạn mở mang nhiều kỹ năng, có nhiều trải nghiệm hơn, nâng cao triển vọng nghề nghiệp của bạn sau này.

Không thương lượng mức lương khi bắt đầu công việc

Một sai lầm tiền bạc khác chính là bạn không thương lượng mức lương của mình trước khi bắt đầu một công việc mới .

Thương lượng mức lương của bạn là điều cần thiết vì hai lý do. Thứ nhất, bạn muốn chắc chắn rằng mình có đủ tiền để trang trải các nhu cầu cơ bản. Thứ hai, nếu bạn bắt đầu với một con số thực sự thấp, bạn đang đánh giá thấp công việc của mình và khuyến khích sếp mới của bạn làm điều tương tự.

Cho bạn bè vay tiền khi bạn không đủ khả năng

Những sai lầm hàng đầu mọi người thường mắc phải khi tiết kiệm tiền - 2

Một trong những cạm bẫy tài chính phổ biến cần tuyệt đối tránh xuất phát từ việc không biết từ chối. Đây cũng là một trong những sai lầm tiền bạc phổ biến nhất mà bạn sẽ mắc phải ở tuổi đôi mươi.

Cho bạn bè vay tiền trong khi bản thân còn khó khăn thực sự là điều không nên. Mỗi khi bạn thấy người đó chi tiêu thứ gì, bạn sẽ dễ chăm chăm nghĩ về bao giờ số tiền đó sẽ được trả lại cho mình. Cuộc trò chuyện của bạn và người đó cũng trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn đang phải vật lộn để kiếm sống, hãy giữ chặt hầu bao của mình.

Không có quỹ khẩn cấp

Quỹ khẩn cấp là điều nhất định bạn phải có. Đây là khoản tiền sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn như không may mất việc, giảm lương, ốm đau… Luôn có một khoản tiền nhất định phòng trừ những sự kiện không mong muốn đó sẽ giúp cuộc sống của bạn phần nào đỡ gánh nặng trong những ngày đó.

Không có con số tuyệt đối nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nhìn chung, đa phần các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên rằng bạn nên tiết kiệm số tiền tương đương 3-9 tháng chi phí sinh hoạt tùy thuộc vào mức độ ổn định của công việc, tình trạng sức khỏe, số người phụ thuộc…

Nếu chưa có quỹ khẩn cấp, hãy bắt đầu chuyển dần vào đó mỗi tháng hay đơn giản là một ít tiền lẻ mỗi ngày vào một chiếc lọ. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu mà không khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nhiều.

Có các mục tiêu tài chính không thực tế

Thật khó để biết chính xác bạn sẽ ở vị trí nào trong 10 năm tới song đặt ra cho mình mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là điều thực sự quan trọng và cần thiết.

Bạn muốn mua nhà? Bạn muốn mở công ty riêng ? Bạn muốn đi du lịch thế giới? Đây đều là những ý tưởng đáng mơ ước và chúng có một điểm chung là đòi hỏi bạn phải có kế hoạch tài chính.

Đặt ra cho bản thân một số mục tiêu tài chính để hướng tới có thể là động lực lớn để bạn bắt đầu hành trình. Hãy ngồi xuống và viết ra danh sách những điều bạn muốn hoàn thành. Vạch ra mốc thời gian thực tế về thời điểm bạn muốn những điều này xảy ra và số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tuần/tháng để đạt được điều đó.

Nhớ rằng bạn cần giữ tiền tiết kiệm cho những mục tiêu này tách biệt với quỹ khẩn cấp của bạn và tránh tiêu phạm vào trừ trường hợp cấp bách.

Quên hủy các đăng ký không sử dụng

Những sai lầm hàng đầu mọi người thường mắc phải khi tiết kiệm tiền - 3

Khi bạn muốn cải thiện tình hình tài chính của mình, thay đổi để có các quyết định tiền bạc đúng đắn hơn, hãy đơn giản là rà soát xem bạn đang thanh toán cho những dịch vụ nào.

Truyền hình cáp, gói cước điện thoại, tư cách thành viên phòng tập… tất cả đều là tiền bạn đã chi ra và chúng cần được sử dụng hiệu quả. Rất nhiều người trong chúng ta đang trả tiền cho những dịch vụ mình không sử dụng hoặc không sử dụng hết.

Hủy các đăng ký bạn không dùng đến và chuyển sang gói cước phù hợp hơn đối với dịch vụ bạn đang sử dụng. Chỉ một đăng ký dịch vụ di động 5 nghìn đồng/ngày cũng khiến bạn lãng phí 1,825 triệu/năm nếu không sử dụng.

Cùng 100 triệu gửi ngân hàng, sau 5 năm người lãi to, người phát thèm vì 3 điểm khác biệt
Cùng có một số tiền như nhau, cùng chọn kênh đầu tư là gửi tiết kiệm ngân hàng song số tiền mà giờ đây Kim và Hà có lại có sự khác biệt rõ rệt. Sau...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo Savethestudent)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu