Buông một ánh mắt thương cảm, cô ấy nói: Không ngờ chỉ mới có mấy năm không gặp nhau mà anh đã ra nông nổi này. Bây giờ anh kiếm sống bằng nghề này hả?.
Tôi làm giám đốc một công ty. Thật ra nói giám đốc cho oai vậy thôi, chứ công ty tôi cũng chỉ tầm gần một trăm nhân viên, chuyên về phần mềm. Do quy mô công ty cũng khá nhỏ nên giữa sếp và nhân viên có một khoảng cách không đáng kể.
Có lẽ cũng vì không khí gia đình như vậy nên công ty tôi giữ được người, dù nhiều nhân viên được gọi mời ở những vị trí làm việc tốt hơn với khoản lương cao hơn.
Mà có lẽ thật khó có doanh nghiệp nào như doanh nghiệp của chúng tôi, khi nhân viên có thể ngay lập tức biến sếp thành người đi ship đồ, gọi theo tiếng Tây là shipper.
Chuyện là trong công ty có mấy nhân viên nữ kiêm luôn bán hàng trên mạng. Mỗi cô một mặt hàng, cô thì hoa quả ở quê chuyển ra, cô thì mỹ phẩm từ Tây chuyển về, cô thì sản vật địa phương quê chồng chuyển đến….
Không đâu anh, vì em tịch thu hết rồi, một ngày em phát cho hai trăm nghìn để nuôi chồng em uống cà phê, ăn phở vặt đấy. (Ảnh minh họa)
Có lần tôi hỏi một trong số các cô ấy: Lương anh trả không đủ cho các em sinh sống sao mà phải bán hàng chi cho cực. Nữ nhân viên của tôi tỉnh bơ trả lời: Dạ lương anh thì đủ bọn em sống, nhưng không đủ nuôi chồng em.
Tôi hốt hoảng hỏi: Chồng em nó làm gì mà không nuôi nổi nó?
Dạ, chồng em làm trưởng phòng một chi nhánh ngân hàng thôi anh, nhân viên tôi trả lời.
Tôi lại há hốc mồm thêm lần nữa: Trưởng chi nhánh ngân hàng mà không đủ nuôi mình nó và vợ con sao?.
Không đâu anh, vì em tịch thu hết rồi, một ngày em phát cho hai trăm nghìn để nuôi chồng em uống cà phê, ăn phở vặt đấy. Rồi ngày em còn phải nấu mấy bữa nuôi cái lão chồng đó nữa cơ”, giọng cô nhân viên vẫn tỉnh bơ.
Trở lại chuyện tôi làm shipper, tôi ở trong một khu chung cư tầm trung của Hà Nội, mà có lẽ do những người ở khu tôi ở cao quá lười di chuyển hay sao mà họ đặt hàng onlien nhiều thế. Đó là một mỏ vàng tiềm năng của các cô nhân viên công ty tôi thoải mái khai thác.
Thế là mỗi lần có khách nào ở chung cư nhà tôi đặt hàng của các cô nhân viên là y như rằng chúng nó xúm vào năn nỉ: Sếp ơi sếp, sếp tiện thể về nhà sếp đem đến địa chỉ này hộ em với. Sếp thương em con nhỏ đường xa, chồng lại quá già….
Một phần vì thương, một phần vì cũng tiện đường, một phần thì thôi cũng phải giữ chân nhân viên, thế là tôi cứ đành phải làm chân sai vặt cho mấy cô nhân viên bướng bỉnh.
Tôi dường như cố gượng tiếng cười rồi cũng nương theo nói: Ừ, hoàn cảnh mà em, biết làm sao được. (Ảnh minh họa)
Hôm đó như thường lệ, một nhân viên giao cho tôi đống cam rồi vẫn giọng điệu cũ sếp ơi sếp… Chưa để cô ấy nói hết câu, tôi đã chặn họng: Biết rồi, giao đúng địa chỉ, thu đủ tiền về. Nhân viên tôi cười mãn nguyện.
Đem túi cam lên đến nhà, tôi mới sực nhớ việc của cô nhân viên giao, thay vội bộ quần áo mặc ở nhà, may quá địa chỉ cũng gần ngay dãy nhà tôi, thế là vội vàng đi làm nhiệm vụ.
Sau cái ấn chuông, một người phụ nữ bước ra. Cũng chẳng việc gì phải nhìn kỹ vào khách hàng, tôi liền cắm cúi cầm tờ giấy xác nhận lại tên, số lượng và số tiền khách đặt (chuyên nghiệp rồi mà). Nhưng vừa ngước đầu lên thì người khách đã ồ một tiếng rồi nói: Anh Vinh, anh Vinh phải không?.
Tôi nhìn kỹ lại người đối diện, thật là trái đất tròn, đó là cô người yêu cũ thời Đại học của tôi. Đang lúng túng chưa biết nói gì thì anh mắt cô ấy đã quét một lượt từ trên xuống dưới người tôi. Có vẻ như bộ đồ ở nhà khiến tôi trông như một người ship hàng thực thụ.
Buông một ánh mắt thương cảm, cô ấy nói: Không ngờ chỉ mới có mấy năm không gặp nhau mà anh đã ra nông nổi này. Bây giờ anh kiếm sống bằng nghề này hả?.
Tôi dường như cố gượng tiếng cười rồi cũng nương theo nói: Ừ, hoàn cảnh mà em, biết làm sao được.
Hỏi han đôi ba câu chuyện, đến khi tính tiền cô ấy đưa thêm cho tôi 50 ngàn và vẫn giọng thương cảm cũ nói: Anh cầm lấy thêm, em cho đấy.
Tôi nghẹn ngào cầm lấy rồi lững thững bước đi. Vừa đi vừa cười mỉm như một thằng dở người.