Bấy giờ Hung Nô vốn xa xôi cách trở, người dân lại sống du cư trên các vùng hoang mạc, nên các cung nữ ai nấy đều không dám chấp nhận. Chỉ có Vương Chiêu Quân là người duy nhất đã tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Mỹ nhân bỗng hóa xấu xí vì không chịu đút lót
Cho đến ngày nay, Vương Chiêu Quân không chỉ được nhắc đến là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa mà còn được biết đến là người có cống hiến vô cùng to lớn đối với sự hòa bình của hai nước Hán - Hung. Hình tượng cũng như cuộc đời của nàng được rất nhiều tác phẩm văn học và truyền tuyết dân gian nhắc tới.
Vương Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, tự là Chiêu Quân. Nàng sinh ra trong một gia đình thường dân ở Tỉ Quy, Nam Quận nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc.
Sở hữu nhan sắc được ví như "lạc nhạn", khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ ngừng vẫy cánh, Vương Chiêu Quân được tuyển vào cung để hầu hạ vua khi mới 14 tuổi. Không chỉ sở hữu nhan sắc hiếm có, nàng còn là người thông minh lại thông thạo cầm, kỳ, thi, họa.
Ảnh minh họa
Thời bấy giờ, tam cung lục viện với hàng ngàn mỹ nữ nên vua Hán Nguyên Đế không thể có đủ thời gian và sức khỏe để tới thăm các cung nữ. Ông đã nghĩ ra cách lựa chọn phi tần dựa trên những bức tranh chân dung do một họa sĩ có tên Mao Diên Thọ vẽ.
Mao Diên Thọ ngày ngày đều đi khắp hậu cung để vẽ chân dung các cung nữ. Bỗng nhiên trở thành người có ảnh hưởng tới việc liệu cung nữ có cơ hội được diện kiến Hoàng đế hay không, Mao Diên Thọ liền sử dụng “quyền lực” này của mình để kiếm thêm chút tiền.
Với các cung nữ đút lót bằng vàng bạc, ông họa sĩ Mao này sẽ thật đẹp để được vua lưu ý tới. Ngược lại, những người không có gì ông sẽ vẽ thật xấu để cả đời chỉ có thể sống trong lãnh cung.
Vương Chiêu Châu tuy biết rõ điều này nhưng vẫn kiên quyết không hối lộ Mao Diên Thọ. Cũng chính vì thế, bức tranh chân dung của nàng trở nên vô cùng xấu xí. Thậm chí, có giai thoại còn cho rằng, để Hán Nguyên Đế không thèm ngó ngàng Chiêu Quân, vị họa sĩ kia đã điểm một giọt mực tạo thành nốt ruồi sát phu ngay trong bức tranh chân dung nàng.
Chính vì bức họa xấu xí đó, Vương Chiêu Quân đã phải chịu cảnh như bao cung nữ không may mắn khác, cô quạnh trong cunh mà không có lấy một cơ hội được tiếp kiến nhà vua.
Hy sinh hạnh phúc để bình định thiên hạ
Năm 33 trước Công nguyên, Hô Hàn Tà - thủ lĩnh Hung Nô đến kinh đô Trường An với đề nghị được trở thành con rể của Hán Nguyên Đế để tỏ lòng thần phục nhà Hán. Không muốn gả đi công chúa của mình, vua Hán Nguyên Đế đã tuyên bố: "Bất cứ mỹ nhân nào lọt mắt xanh của Hung Nô đây, ta sẽ xem người đó như công chúa."
Bấy giờ Hung Nô vốn xa xôi cách trở, người dân lại sống du cư trên các vùng hoang mạc, nên các cung nữ ai nấy đều không dám chấp nhận. Chỉ có Vương Chiêu Quân là người duy nhất đã tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.
Ảnh minh họa
Đến ngày ban hôn, vua Hán Nguyên Đế ngỡ ngàng khi thấy dung nhan xinh đẹp của Vương Chiêu Quân. Cách đối đáp chừng mực, cử chỉ tao nhã của nàng khiến ông vô cùng tiếc nuối song Hoàng đế không thể nói hai lời nên Hán Nguyên Đế đành để mất người đẹp ngay trước mắt.
Có nhiều tài liệu chép lại rằng, khi tiễn Vương Chiêu Quân lên đường, Hán Nguyên Đế thậm chí đã rơi nước mắt vì tiếc nuối. Ông hạ lệnh mang bức tranh chân dung của nàng ra xem, thì thấy không hề giống người thật bèn sai xử trảm họa sĩ họ Mao kia.
Ở xứ Hung Nô xa xôi, tuy Hô Hàn Tà si mê và chiều chuộng Chiêu Quân hết lòng song sự khác biệt về môi trường sống khiến nàng chưa khi nào có được hạnh phúc thực sự. Vua Hung Nô khi ấy đã quá già so với một nàng Chiêu Quân 17 tuổi. Hơn nữa, lối sống du mục chăn nuôi khiến người ông không được thơm tho như bình thường.
Sau khi Vương Chiêu Quân sống với Hô Hàn Tà được 2 năm và sinh cho ông được hai người con, thì Hô Hàn tà qua đời. Vương Chiêu Quân muốn về quê cha đất mẹ song theo lệ của Hung Nô, vua mới lên ngôi sẽ nạp luôn thiếp của vị vua trước đó. Vương Chiêu Quân nay lại trở thành vợ của Phục Chu - con trai vua Hô Hàn Tà.
Điều này hoàn toàn đi ngược với những tập tục của người Trung Quốc dưới thời nhà Hán, phụ nữ sau khi chồng ra đi sẽ ở vậy để giữ gìn cái danh "tiết hạnh khả phong". Nhưng để giữ mối quan hệ giữa hai nước Hán – Hung, Vương Chiêu Quân đã chấp nhận không một lời than oán.
Trong suốt thời gian sang xứ Hung Nô xa xôi làm vợ, Vương Chiêu Quân đã mang văn hoá và tập tục của người Trung Quốc đến nơi đây. Nàng còn luôn thuyết phục vua giữ mối quan hệ hòa bình giữa hai nước.
Ảnh minh họa
Mỹ nhân này đã cả một đời hy sinh hạnh phúc, làm vợ của cả hai cha con để có thể giúp thiên hạ bình định. Để tôn vinh đức hạnh của nàng, sau khi Vương Chiêu Quân qua đời, người Hung Nô đã cho xây một đền thờ tưởng niệm.
Vẻ đẹp của nàng cùng sự đức hạnh đã đi vào lịch sử như một người có công mang lại hòa bình suốt nhiều năm cho hai dân tộc Hán – Hung. Nàng thường được coi như nữ thần của hoa mẫu đơn, loài hoa biểu trưng cho sự thanh lịch, quý phái và thịnh vượng.