Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 28/05/2021 15:15 PM (GMT+7)

Đổ mồ hôi ở một số khu vực có thể là lời cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, bao gồm cả đột quỵ, mọi người nên cảnh giác.

Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến mọi người dễ đổ mồ hôi khi ra ngoài trời nắng. Bác sĩ Yang Xingkui, trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh của Bệnh viện Bệnh não Y học Cổ truyền, Tây An (Trung Quốc) kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, nhắc nhở: Mặc dù đổ mồ hôi là một hiện tượng phổ biến, nó có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, nhất định bạn phải để ý đến nó và đi khám chữa bệnh kịp thời.

Tại sao mọi người đổ mồ hôi?

Mồ hôi được tiết ra bởi các tuyến mồ hôi, và các tuyến mồ hôi được chia thành tuyến apocrine và tuyến mồ hôi eccrine

Tuyến apocrine tập trung ở nách, quầng vú, âm hộ, hậu môn;

Tuyến mồ hôi eccrine phân bố hầu như khắp cơ thể, trên toàn bộ da, có khoảng 2 đến 5 triệu lỗ chân lông trên cơ thể.

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 1

Có 2 trường hợp mọi người sẽ đổ mồ hôi

Đổ mồ hôi có thể do:

Thứ nhất là hoạt động phản xạ trong điều kiện sinh lý bình thường

Khi tập thể dục, làm việc hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể sinh nhiệt tăng lên, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi sẽ lấy đi nhiều nhiệt lượng.

Vào mùa hè, tuyến mồ hôi được ví như chiếc “điều hòa” gắn vào cơ thể con người và là kênh tản nhiệt chính.

Ngoài ra, người ta sẽ đổ mồ hôi khi bị căng thẳng về tinh thần hoặc xúc động, đây là trường hợp mà người ta thường nói “đổ mồ hôi trộm”.

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 2
Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 3

Thứ hai là tín hiệu của bệnh

Mồ hôi cũng là một "đèn cảnh báo" của cơ thể con người, và một số dấu hiệu đổ mồ hôi bất thường có thể là lời cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề.

Nếu ra mồ hôi nhiều ở 4 bộ phận này mà không rõ lý do, hãy cảnh giác có thể cơ thể có vấn đề.

Đầu đổ mồ hôi nhiều

Có hai loại đổ mồ hôi đầu:

1. Tỳ vị và dạ dày ẩm nhiệt.

Biểu hiện: Đầu đổ mồ hôi nhiều hơn, tiểu tiện không thông, lưỡi vàng và nhờn.

Tình trạng này đa phần là biểu hiện của tỳ vị, dạ dày ẩm thấp, nóng trong.

Gợi ý: Không nên ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt, bồi bổ tỳ vị, xua tan ẩm.

2. Dạ dày tích trữ quá nhiều thức ăn

Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn, uống quá no.

Biểu hiện: Ra nhiều mồ hôi ở đầu và mặt, đồng thời cảm thấy rất khát nước.

Gợi ý: Không nên ăn quá no, nên ăn no 7 phần trong mỗi bữa ăn, trường hợp nặng nên nhờ bác sĩ kê một số loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

Có thể dùng trà vỏ quýt khô giúp làm chậm chứng khó tiêu và loại bỏ sự tích tụ thức ăn.

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 4

Tay chân ướt đẫm mồ hôi

Lòng bàn tay và bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi, có khả năng là do hai chứng này:

1. Nóng và ẩm

Biểu hiện: Ra mồ hôi tay chân, chán ăn, mệt mỏi, uể oải, nước tiểu vàng, chất lưỡi vàng nhờn.

Khuyến cáo: Nên ăn ít đồ ngọt, ít uống nước giải khát, tránh đồ cay, tránh rượu bia; nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, xua tan ẩm ướt như đậu xanh, mướp, đậu đỏ, dưa hấu, trà xanh,...

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 5

2. Thiếu âm

Trong Đông y có lưu truyền lý thuyết âm dương. Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu âm dương cân bằng hài hòa. Phụ nữ là đối tượng rất dễ đối diện với tình trạng thiếu âm. Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu... 

Biểu hiện: Sốt và ra mồ hôi tay chân, khô họng, khô miệng (nhất là sau khi ngủ), đói nhưng kém ăn, phân khô.

Khuyến cáo: Kiêng ăn cay, uống rượu trắng, nên ăn thịt bò trong khẩu phần ăn; ăn nhiều thực phẩm bổ âm như hàu, kỷ tử, nấm tuyết ... và uống thêm nước lê tươi, củ sen, nước trái cây.

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 6

Mồ hôi đầm đìa sau gáy

Hạ đường huyết

Đổ mồ hôi quá nhiều ở cổ cũng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp.

Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạ đường huyết do chức năng đảo tụy bất thường, và tai biến thường xảy ra nếu không được xử lý đúng cách.

Vì vậy, hãy nhớ nhận biết càng sớm càng tốt dấu hiệu hạ đường huyết: đổ mồ hôi (đặc biệt là ở chân tóc vùng cổ và đổ nhiều mồ hôi), hồi hộp, run, đói, suy nhược.

Phương pháp xử lý: Nếu có thể, hãy đo lượng đường trong máu trước để xem nó có thấp hơn 3,9 mmol/L hay không; hoặc ăn một số thực phẩm có đường, chẳng hạn như kẹo, bánh quy hoặc đồ uống có đường.

Đổ mồ hôi nhiều ở vùng này cho thấy cơ thể có vấn đề, có thể cảnh báo đột quỵ - 7

Đồ môi hôi ở một nửa cơ thể

Đổ mồ hôi chỉ xảy ra ở một nửa của cơ thể trong khi bên kia không có mồ hôi thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đổ mồ hôi một phần cũng có thể là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Nếu có hiện tượng đổ mồ hôi ở một nửa cơ thể, kèm theo chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh và các triệu chứng khác, đó có thể là tín hiệu của đột quỵ.

Ai cũng biết tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, không chỉ xảy ra đột ngột mà còn rất nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi một số người được cứu sống, họ thường để lại di chứng.

Do đó, việc nhận biết sớm là rất quan trọng, và bạn phải cảnh giác khi nó xuất hiện và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Đột xuất đổ mồ hôi đêm, triệu chứng của ít nhất 6 loại ung thư ai cũng nên biết rõ
Tất cả chúng ta đều cảm thấy khó chịu nếu phải thức dậy với mồ hôi đầm đìa trên người. Song điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề.

Bệnh ung thư

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng