Theo Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải, triệu chứng khi bé mắc Virus hợp bào hô hấp RSV không rõ ràng và giống với cúm thông thường khác (chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn, ăn kém) nên dễ dẫn đến nhầm lẫn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths. Bs Nội trú Nguyễn Tiến Hải. |
Mới đây, thông tin khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị nội trú cho gần 20 trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV), nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, phải thở máy khiến nhiều mẹ bỉm sữa rất lo lắng. Đặc biệt hơn, triệu chứng khi trẻ bị nhiễm RSV giống với cảm cúm và hiện nay chưa có thuốc điều trị càng khiến các mẹ hoang mang hơn.
Ths. Bs Nội trú Nguyễn Tiến Hải. |
Để giúp cha mẹ hiểu hơn về RSV cũng như các triệu chứng nhận biết, phân biệt với cảm cúm, dưới đây Ths. BS Nguyễn Tiến Hải sẽ có chia sẻ chi tiết:
`1. Nguyên nhân gây RSV
Respiratory syncytial virus hay còn gọi là RSV (là virus hợp bào hô hấp) đây là loại virus phổ biến gây bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ diễn ra hàng năm. Nguyên nhân hay gặp nhất gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
2. Triệu chứng
- Virus hợp bào hô hấp RSV xuất hiện sau khi tiếp xúc nguồn lây 4-6 ngày, thường khiến trẻ có biểu hiện giống cúm nhẹ như: Ngạt, chảy mũi; Ho khan; Sốt nhẹ; Đau họng; Đau đầu nhẹ.
- Ngoài ra, tùy theo từng thể mà trẻ có những biểu hiện khác nhau khi nhiễm RSV. Với thể nặng, virus gây viêm xuống đường hô hấp dưới gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, sẽ khiến trẻ sốt cao, ho nặng, khò khứ, khó thở, thở nhanh, ngồi dễ chịu hơn nằm. Còn với trường hợp biểu hiện muộn có triệu chứng xanh tím.
- Với trẻ sơ sinh thường bị ảnh hưởng nặng nhất gây suy hô hấp ở trẻ như thở nhanh, nông, ngắn, ho, ăn kém, mệt mỏi, thờ ơ, kích thích.
- Hầu hết trẻ hoặc người lớn bị nhiễm RSV sẽ phục hồi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên có thể bị khò khè lại. Một số trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị.
RSV thường xuất hiện sau khi tiếp xúc nguồn lây 4-6 ngày. (Ảnh minh họa)
3. Đường lây của RSV
- Virus hợp bào hô hấp RSV lây qua đường mắt, mũi, miệng, qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
- Virus có thể tồn tại bên ngoài 4 giờ trong các vật dụng, đồ chơi của trẻ. Nếu như trẻ cầm đồ chơi bị nhiễm virus sau đó sờ vào mắt, mũi, miệng có thể bị lây bệnh.
- Virus lây mạnh nhất trong vài ngày đầu sau khi bị nhiễm, tuy nhiên nó có thể tiếp tục lâu cho người khác có thể vài tuần sau khi khỏi bệnh.
4. Những đối tượng nguy cơ nhiễm cao
- Những đối tượng có nguy cơ nhiễm cao đó là các em bé đi học, ở nhà trẻ có nguy cơ cao hơn.
- Ngoài ra, trẻ non tháng, trẻ có bệnh bẩm sinh, trẻ bị hen và trẻ bị suy giảm miễn dịch cũng là những đối tượng có nguy cơ cao.
- Virus này gây bệnh đường hô hấp trên và viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi.
5. Thời điểm phát triển virus
Virus hợp bào hô hấp RSV thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường.
6. Biến chứng có thể gặp
Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị nhiễm RSV như:
- Viêm phổi: virus này là nguyên nhân gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản hay gặp nhất ở trẻ. Chính vì vậy, trẻ cần nhập viện điều trị hỗ trợ thở, truyền dịch và chăm sóc suy hô hấp.
- Nhiễm lại virus: virus có thể nhiễm lại ngay trong mùa dù đã bị nhiễm virus rồi. Tuy nhiên các lần sau thường bị nhẹ hơn kiểu như cảm cúm nhẹ.
Biến chứng có thể gặp như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm lại virus. (Ảnh minh họa)
7. Phòng bệnh
- Cha mẹ nên cho trẻ rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với nguồn lây là những người bị nhiễm virus.
- Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh đồ chơi cho trẻ, không cho trẻ uống chung cốc uống nước. Đặc biệt, cha mẹ không nên hút thuốc.
8. Thuốc dự phòng
Palivizumab là thuốc được chỉ định cho những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu, tiêm 5 tuần liền trước mùa virus, thuốc chỉ có tác dụng dự phòng nhiễm không có tác dụng điều trị.
9. Điều trị Virus RSV
Virus hợp bào hô hấp RSV không có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng không có thuốc ngăn tiến triển của bệnh. Việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ như giảm sốt, vệ sinh mũi họng, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh chống lây nhiễm. Trẻ chỉ dùng kháng sinh khi có viêm bội nhiễm của vi khuẩn. Đặc biệt, cần phát hiện sớm những biểu hiện nặng, thể nặng để nhập viện điều trị hỗ trợ.