Bà bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không? Nhờ hương vị đậm đà, ngọt và béo ngậy cùng mùi thơm đặc trưng nên sầu riêng là loại quả được rất nhiều người yêu thích, trong đó có phụ nữ mang thai.
Sầu riêng là trái cây nhiệt đới được tiêu thụ khá rộng rãi tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Mùi vị của sầu riêng khá đặc trưng và có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với nhiều loại trái cây nhiệt đới khác.
Sầu riêng là trái cây nhiệt đới được nhiều mẹ bầu yêu thích. (Ảnh minh họa)
Bà bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
Do sầu riêng là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nên luôn có rất nhiều suy đoán về việc liệu có nên ăn sầu riêng khi mang thai hay không, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu. Ở một số nước châu Á, sầu riêng bị cấm đối với phụ nữ mang thai vì nó được cho là có tính nóng và do đó có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy điều đó.
Bà bầu 3 tháng đầu vẫn có thể ăn sầu riêng do sầu riêng có chứa nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho cơ thể mẹ. Không những vậy, sầu riêng cũng có tính kháng khuẩn cao, kháng nấm nên an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai, nhất là mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều sầu riêng do loại quả này có tính nóng cao, có thể gây nên nhiều tác dụng phụ.
Lợi ích của sầu riêng đối với phụ nữ mang thai
Giàu chất xơ
Nhiều bà bầu thường xuyên bị táo bón do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Sầu riêng hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên và giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi đường ruột. Nó cũng giữ cho màng nhầy được bảo vệ vì hàm lượng chất xơ làm giảm thời gian tiếp xúc với chất độc.
Bổ sung axit folic
Sầu riêng rất giàu axit folic và có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Trong khoảng 100g sầu riêng, mẹ bầu có thể đạt được khoảng 9% nhu cầu axit folic hàng ngày cho cơ thể.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng hỗ trợ bổ sung axit folic. (Ảnh minh họa)
Giàu vitamin B
Sầu riêng rất giàu vitamin như riboflavin, niacin và thiamine nên rất có lợi cho sức khỏe tổng thể của phụ nữ mang thai.
Giàu chất chống oxy hóa
Sầu riêng chứa kẽm, tryptophan và lưu huỳnh hữu cơ có tác dụng chống oxy hóa. Các thành phần này giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất ô nhiễm và các gốc tự do.
Giàu vitamin C
Vitamin C không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ các bà mẹ tương lai và thai nhi trong việc hấp thụ canxi và sắt.
Hỗ trợ bổ sung thêm khoáng chất
Sầu riêng rất giàu khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magie, đặc biệt có lợi cho phụ nữ mới mang thai. Đây là đối tượng cần tăng cường cung cấp máu cho sự phát triển của thai nhi.
Chống lại bệnh trầm cảm
Ăn sầu riêng cũng có thể giúp chống lại chứng trầm cảm khi mang thai và cả sau khi sinh của các mẹ bầu.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn bao nhiêu sầu riêng là đủ?
Mặc dù sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó cũng là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao chứa một lượng lớn đường và carbohydrate. Vì vậy, ăn quá nhiều sầu riêng có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu đột ngột và cũng có thể làm tăng trọng lượng của thai nhi.
Vì vậy, để đảm bảo, mẹ bầu không nên ăn quá 150g cơm quả sầu riêng mỗi ngày và cũng không nên ăn liên tục hàng ngày. Ăn nhiều sầu riêng có thể gây nóng trong, bứt rứt, khó chịu.
Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 150g sầu riêng mỗi lần và không nên ăn thường xuyên. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nào không nên ăn sầu riêng?
Hàm lượng đường và carbohydrate cao trong sầu riêng có thể gây hại cho một số mẹ bầu. Do vậy, những mẹ bầu dưới đây nên hạn chế ăn sầu riêng:
- Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
- Phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ mang thai béo phì.
- Phụ nữ mang thai đã được bác sĩ khuyến cáo nghiêm ngặt không nên tăng cân thêm.
- Phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.