Bà bầu nên đi bộ vào lúc nào để tốt nhất cho thai nhi?

Trang Anh - Ngày 13/09/2023 20:01 PM (GMT+7)

Nhiều mẹ bầu chọn đi bộ để nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Tuy nhiên xung quanh việc đi bộ khi mang thai cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra cần có câu trả lời xác đáng.

Bà bầu đi bộ có lợi ích gì?

- Bà bầu đi bộ là một bài tập hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, làm tăng cường sức khỏe tinh mạnh cũng như là sự dẻo dai của cơ bắp.

- Giúp thai nhi khỏe mạnh: Đi bộ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể cũng như trọng lượng của thai nhi hợp lí. Em bé sẽ có cân nặng tốt khi sinh và không quá to có thể đẻ thường mà không cần can thiệp.

- Bà bầu đi bộ giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kì: bởi vì trọng lượng cơ thể bạn được duy trì ở mức phù hợp nên đó cũng là yếu tố chính làm giảm nguy cơ đái tháo đường thai kì.

- Giảm nguy cơ bị tiền sản giật: tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp thai kì. Đi bộ giúp duy trì trọng lượng và giảm lượng Cholesterol giúp điều hòa huyết áp trong thời kì mang thai.

Bà bầu đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Bà bầu đi bộ đem lại rất nhiều lợi ích trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)

- Giảm căng thẳng: căng thẳng là vấn đề lớn khi mang thai. Do tác động của hooc-môn nên phụ nữ mang thai có thể thay đổi tâm trạng nhanh chóng, từ hạnh phúc, phấn chấn đến lo âu và trầm cảm. Đi bộ cũng giống như bất kì những bài tập thể dục khác, giúp giải phóng Endorphin, có tác dụng giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng của bạn một cách đáng kể, đặc biệt là vào những ngày bạn cảm thấy cực kì chán nản.

- Đi bộ có thể làm tăng cơ hội sinh thường. Các bài tập vừa phải như đi bộ, bơi lội hoặc yoga khi mang thai có thể giúp làm săn chắc cơ, từ đó có thể giúp sinh con tự nhiên. Tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy?

Bà bầu nên đi bộ từ tháng thứ mấy là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc. Câu trả lời là mẹ bầu có thể đi bộ trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho rằng, tùy từng giai đoạn mang thai mà mẹ bầu nên có những phương pháp tập luyện khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn nhạy cảm, bào thai mới bắt đầu hình thành nên bạn cần hạn chế vận động mạnh hoặc vận động trong thời gian dài. Vì vậy, trong khoảng thời gian này mẹ bầu nên đi bộ từ 10 - 15 phút mỗi ngày.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Giai đoạn này bụng đã bắt đầu lớn hơn, các hoạt động thường ngày sẽ cảm thấy khó khăn nhưng giai đoạn này thai nhi cũng đã dần ổn định, tình trạng ốm nghén của mẹ đã giảm nên mẹ có thể tăng thời gian đi bộ lên. Đối với giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có thể đi bộ từ 20 - 30 phút mỗi ngày và đi 5 - 6 ngày/tuần.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản chứng minh, từ tháng 7 của thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu nên đi bộ nhiều hơn nhằm tăng cường sức khỏe của mẹ và bé. Đi bộ thường xuyên trong thời gian này sẽ giúp mẹ bầu dễ trở dạ và sinh thường an toàn. Thời gian đi bộ tốt nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ là từ 30 - 50 phút mỗi ngày và duy trì 5 - 6 ngày/tuần.

Nếu thai kỳ mạnh khỏe, bà bầu có thể đi bộ suốt 9 tháng mang bầu. (Ảnh minh họa)

Nếu thai kỳ mạnh khỏe, bà bầu có thể đi bộ suốt 9 tháng mang bầu. (Ảnh minh họa)

Bà bầu đi bộ với tốc độ như thế nào?

Khi bà bầu đi bộ, không nên đi quá nhanh, hãy đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái. Đừng để cơ thể của bạn nóng lên quá nhiều, vì nó có thể dẫn đến co thắt sớm. Nếu bạn cảm thấy khó thở, nóng và đỏ mặt, hoặc mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi.

Mẹ bầu nên nhớ luôn mang theo chai nước bên mình. Uống ngụm nước nhỏ mỗi 5 phút đi bộ để tránh mất nước.

Những bà bầu nào không nên đi bộ?

Thể dục khi mang thai được nhiều bác sĩ sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện, tuy nhiên đối với những trường hợp mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, nhịp tim không đều, khó thở, hụt hơi, bị chảy máu âm đạo, co thắt tử cung thì không nên đi bộ. Bởi đi bộ lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi nhất định phải biết khi bà bầu đi bộ

Trước khi đi bộ mẹ nên bổ sung nước và thực hiện một số động tác khởi động để giúp giãn cơ.

- Mẹ bầu hãy đi bộ vào buổi sáng và buổi chiều để tránh ánh nắng mặt trời.

- Nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, nhưng chỉ khi bạn đi bộ trong công viên hoặc đường bằng phẳng. Không nên để bị phân tâm nếu đang đi bộ trên con đường đông đúc.

- Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tăng tình trạng nám da nên hãy sử dụng kem chống nắng SPF 30 trở lên khi đi bộ ngoài trời.

- Khi đi bộ, hãy mang giày vừa vặn, thích hợp để bảo vệ đôi chân, tránh bị trơn, trượt té ngã và mang theo nước uống.

- Bên cạnh đó, khi đi bộ mẹ bầu nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và thấm hút tốt.

- Một bữa ăn nhẹ trước khi đi bộ 30 phút giúp bạn đủ năng lượng để tập luyện. Bạn có thể ăn chuối, táo, bơ đậu phộng, bánh gạo hoặc sinh tố, nhưng đừng ăn quá nhiều.

- Khi bụng bầu đã to, khi đi mẹ nên nhìn thẳng về phía trước, kết hợp với vẫy 2 cánh tay và tránh dồn trọng lực về phía sau lưng.

- Lựa chọn những địa hình bằng phẳng để đi bộ để tránh bị mất cân bằng gây té ngã, rất nguy hiểm.

- Điều cuối cùng cực kì quan trọng đó là hãy luôn vui vẻ. Em bé trong bụng sẽ cảm nhận được niềm vui từ mẹ!

Bà bầu có thể nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng khi đi bộ để thư giãn tinh thần. (Ảnh minh họa)

Bà bầu có thể nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng khi đi bộ để thư giãn tinh thần. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần dừng việc đi bộ để đến gặp bác sĩ

Bạn nên dừng việc đi bộ và gọi cho bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây.

- Chảy máu âm đạo

- Chóng mặt

- Khó thở trước khi đi bộ

- Tức ngực

- Yếu cơ

- Sưng hoặc đau cơ bắp chân

- Cơn co tử cung

- Đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu

- Ra nước âm đạo

Phương Trinh Jolie bầu 21 tuần vẫn tập các động tác yoga khó, tăng 6,5kg nhưng vóc dáng vô cùng thon gọn
Dù đang trong giai đoạn giữa thai kỳ nhưng Phương Trinh Jolie chẳng hề bị phá nét như nhiều mẹ bầu khác, vóc dáng của cô vẫn vô cùng quyến rũ nhờ chăm chỉ tập luyện yoga.

Tập luyện trong thai kì

Theo Trang Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu