9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng

Đặng Giang - Ngày 26/10/2022 18:02 PM (GMT+7)

Rất nhiều chị em vô tư cho thực phẩm này vào lò vi sóng mà không biết đang tự tay phá hủy sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

1. Trứng luộc

Một trong những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng là trứng luộc. Khi bạn hâm nóng bằng lò, hơi ẩm bên trong sẽ tạo ra sự tích tụ hơi nước cực lớn giống như nồi áp suất thu nhỏ khiến quả trứng có thể nổ tung.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 1

Vì thế, để tránh trứng nổ, bạn nên cắt chúng thành từng miếng nhỏ trước khi hâm nóng. Tốt hơn hết là không dùng cách này để làm nóng trứng.

Bạn cũng có thể cho trứng vào luộc lại hoặc chần với nước sôi khoảng từ 5 - 10 phút để làm nóng. Tuy nhiên, việc luộc lại sẽ khiến trứng không được ngon và bổ dưỡng như lúc đầu.

2. Sữa mẹ

Các chị em thường chọn cách đông lạnh để bảo quản sữa mẹ sau đó dùng lò vi sóng để rã đông. Tuy nhiên, đây là sai lầm phải bỏ ngay. Bởi việc cho bình/túi sữa vào lò vi sóng khiến sữa nóng không đều, trẻ uống dễ bỏng miệng, cổ họng.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 2

Ngoài ra, túi/bình nhựa hâm nóng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ, sữa mẹ làm nóng bằng lò vi sóng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn E.coli cao gấp 18 lần so với hâm nóng bằng các cách thông thường.

FDA khuyến nghị, dù là sữa mẹ hay sữa công thức thì đều nên rã đông và hâm nóng bằng bếp gas hoặc dùng nước nóng.

3. Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu bạn làm nóng chúng bằng lò vi sóng. Nghiên cứu cho thấy, việc làm nóng thịt đã qua chế biến bằng lò vi sóng có thể khiến cho cholesterol bị oxy hóa, dễ gây ra các bệnh về tim mạch.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 3

Đối với các loại thực phẩm ăn liền như xúc xích, thay vì quay bằng lò vi sóng bạn có thể chọn các cách chế biến khác như: Rán, nướng hoặc luộc, hấp chín.

4. Cơm

Có thể bạn chưa biết, hâm nóng cơm bằng lò vi sóng có thể dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Các chuyên gia nhận định, việc làm nóng thức ăn bằng nhiệt độ cao có thể loại bỏ các loại vi khuẩn nhưng nó cũng sẽ tạo ra các tế bào độc hại khác. Điều đáng nói là những vi khuẩn này sinh sôi rất nhanh và không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 4

Trường hợp cơm còn thừa nhiều, bạn không muốn phung phí thì hoàn toàn có thể làm theo cách sau:

- Đợi cơm nguội hẳn, cho vào những hộp đựng đồ ăn có nắp đậy rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

- Khi ăn, bạn cho cơm vào nồi cơm điện sau đó thêm 1 - 2  muỗng nước nhỏ. Trộn đều cơm và nhấn nút "cook". Chỉ 5 - 10 phút là cơm của bạn sẽ thơm mềm như mới nấu.

5. Thịt gà chưa qua chế biến

Nghiên cứu đã chỉ ra, thịt gà hâm nóng bằng lò vi sóng rất dễ sản sinh ra vi khuẩn salmonella. Chuyên gia khuyên bạn nên nấu chín thịt gà thật kỹ vì nhiệt độ của lò vi sóng không thể nấu chín hoàn toàn hoặc đồng đều tất cả các phần của thịt. Đây là lí do vì sao trên thịt sót lại vi khuẩn gây hại.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 5

Chưa dừng lại ở đó, thịt gà rất giàu protein, khi làm nóng lại, chất này sẽ bị phân hủy, dễ gây đau dạ dày, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Thịt gà nên được chế biến bằng bếp ga, lò nướng để đảm bảo nhiệt độ làm chín thịt từ trong ra ngoài. Các món ngon từ thịt gà bạn nên tham khảo như: Gà xào sả ớt, gà xào nấm, thịt gà xào ớt chuông...

6. Rau lá xanh

Những loại rau lá xanh như cần tây, cải xoăn, rau bina khi hâm nóng bằng lò vi sóng sẽ khiến các nitrat tự nhiên biến đổi thành nitrosamine - chất gây ung thư. Thay vì sử dụng lò vi sóng, bạn nên hấp hoặc luộc sẽ đảm bảo an toàn hơn.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 6

Rau bina luộc khá đơn giản. Bạn đun sôi nồi nước sạch rồi thả rau vào luộc khoảng 5 phút là chín. Vớt rau ra bát nước lạnh. Cách làm này sẽ giúp rau xanh, giòn hơn. Gắp rau ra đĩa và thưởng thức.

7. Ớt

Khi ớt được cho vào lò vi sóng hâm nóng, các chất capsaicin - chất tạo ra vị cay của ớt sẽ được giải phóng vào trong không khí. Chất này có thể làm cay mắt, rát họng.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 7

8. Nấm

Các chuyên gia nhận định, protein trong nấm dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật bên ngoài, điều này có thể dẫn tới đau bụng nếu không được bảo quản đúng cách.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 8

Để đảm bảo an toàn, bạn nên cho nấm vào hộp đựng thức ăn rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, bạn có thể xào hoặc hấp lại nấm ở mức nhiệt từ 70 độ C trở lên rồi thưởng thức. Lưu ý, nấm đã qua chế biến không nên để quá 1 ngày.

9. Bông cải xanh

Bông cải xanh - súp lơ xanh là món ăn được nhiều người yêu thích. Nghiên cứu trên Tạp chí Nông nghiệp và thực phẩm Hoa Kỳ, việc hâm nóng bông cải xanh trong lò vi sóng làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa của nó tới 97%. Trong khi đó, làm nóng hoặc nấu chín bằng bếp ga chỉ làm giảm 11%. Do đó, nếu sau bữa cơm còn thừa súp lơ xanh, bạn hãy đem đi xào hoặc luộc lại bằng bếp ga, bếp từ sẽ tốt hơn nhé.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 9

Một số lưu ý hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng

- Khi hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, bạn nên dàn đều, tránh chất đống để thức ăn có thể nóng đều. Thường những miếng nhỏ sẽ nóng nhanh hơn, vì thế tốt nhất bạn nên cắt chúng nhỏ hơn 5cm.

- Với thực phẩm có vỏ cứng thì bạn phải bóc lớp vỏ ra trước khi hâm nóng lại.

- Nếu muốn tạo màu cho món ăn, bạn có thể lựa chọn phết gia vị lên bề mặt thực phẩm.

9 thực phẩm không cho vào lò vi sóng kẻo sinh độc, cố ăn có ngày đi viện, nấu kiểu này mới đúng - 10

- Nhiệt độ thức ăn được hâm nóng bằng lò vi sóng là rất cao, dễ làm bay hơi nước vì thế khi nấu bạn nên dùng màng bọc thực phẩm chịu nhiệt hoặc giấy bạc để giữ nước.

- Nhiệt độ càng cao thì thời gian hâm nóng càng ngắn. Mùa hè sẽ làm nóng nhanh hơn so với mùa đông. Thực phẩm có hàm lượng nước cao thời gian hâm nóng sẽ ngăn hơn so với đồ ăn khô, ít nước.

- Tránh sử dụng nhiều muối để giúp thức ăn chín đều hơn.

Không cần lò vi sóng vẫn rã đông cá ngon lành
Muốn rã đông cá nhanh mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị, bạn hãy tham khảo những cách dưới đây.

Mẹo hay nhà bếp

Theo Đặng Giang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp