Mẹ chồng nhét cả nắm tỏi vào thùng gạo bị con dâu chê "lẩm cẩm", tìm hiểu kỹ nàng dâu phải xấu hổ

Lam Ngọc - Ngày 07/02/2023 09:37 AM (GMT+7)

Việc nhét tỏi vào thùng gạo có tác dụng bất ngờ nhưng không phải ai cũng biết, ngay cả cô con dâu trong câu chuyện này.

Tôi và ông xã gặp và yêu nhau thời đại học. Sau khi ra trường được mấy năm cả hai đều có công việc ổn định nên chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân để yên tâm lo cho sự nghiệp. Ông xã vốn là người có năng lực nên chỉ trong vài năm đi làm, anh đã khẳng định được vị trí của mình trong công ty, thu nhập rất tốt. Còn tôi tuy lương không bằng anh xong tổng thu nhập của việc chính và một vài việc nhận làm thêm cũng được khoảng 20 triệu.

Vì thế, năm vừa rồi vợ chồng tôi đã quyết định mua nhà trả góp. Không những thế, tôi còn nhận thêm tin vui có em bé khiến hai bên nội ngoại vô cùng vui vẻ, mọi người thỉnh thoảng lại gọi điện chúc mừng. Mẹ chồng tôi còn sợ con dâu mệt mỏi trong thời gian bầu bí nên quyết định ra cơm nước cho các con. Riêng điều này thì tôi thấy không cần thiết vì dù có hơi mệt song tôi vẫn lo được. Hơn nữa, tôi vẫn chưa quen kiểu sống chung với mẹ chồng, lo lắng sẽ có mâu thuẫn nên trong lòng không thích lắm, còn ông xã lại vui ra mặt.

Mặc dù vậy, tôi cũng ngại từ chối vì lo mẹ chồng không hài lòng. Tôi sợ bà sẽ nghĩ con dâu không cần mình. Nhưng quả thực, sống chung với nhau mới càng nhận ra khoảng cách 2 thế hệ là quá lớn. Mẹ chồng tôi là người cẩn thận, kỹ tính, ngăn nắp nên nhà chỉ hơi bừa một chút là bà cằn nhằn. Trong khi tôi lại thích sự thoải mái, lúc nào khỏe thì dọn nhà, lúc nào mệt để bừa một tí cũng chẳng sao. Tuy nhiên, miễn cưỡng thì mẹ chồng, con dâu vẫn có thể sống chung được.

Tôi thích ăn uống đơn giản còn bà lại hay nấu những món cầu kỳ. (Ảnh minh họa)

Tôi thích ăn uống đơn giản còn bà lại hay nấu những món cầu kỳ. (Ảnh minh họa)

Chỉ duy có một điều quan điểm nấu nướng của bà khác tôi quá. Tôi thích ăn uống đơn giản còn bà lại hay nấu những món cầu kỳ, mất thời gian. Bà luôn bảo bánh ngọt, mì tôm thì có gì bổ dưỡng mà suốt ngày tôi thích. Sau đó, bà hì hục làm những món hầm, kho... tốt cho sức khỏe. Nhưng phải công nhận một điều các món bà nấu cũng ngon, chỉ thỉnh thoảng mới có vài món không hợp khẩu vị của tôi. 

Có lần, tôi thấy bà nhét mấy củ tỏi vào trong thùng gạo, tôi buột miệng nói:

- Ôi sao mẹ lẩm cẩm thế! Mẹ muốn cất tỏi thì treo ở chỗ thoáng mát chứ ai lại nhét vào trong thùng gạo!

Việc làm của mẹ chồng bị con dâu chê lẩm cẩm. (Ảnh minh họa)

Việc làm của mẹ chồng bị con dâu chê "lẩm cẩm". (Ảnh minh họa)

Tuy không nói ra nhưng nghe thấy thế, tôi thấy nét mặt bà không vui. Bà chỉ bảo, mẹ làm thế để đuổi mọt, cho gạo không bị mốc. Lúc này tôi mới ngớ người, vội chạy vào tìm hiểu thông tin. Hóa ra, mẹ chồng tôi nói đúng, tỏi có tác dụng đuổi mối mọt rất tốt. Biết được điều này tôi vô cùng xấu hổ với mẹ chồng và thầm nghĩ sau này mình nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói. Tôi còn mới biết được, thực ra có rất nhiều cách bảo quản gạo, tỏi chính là 1 trong đó. 

Nếu ai chưa biết cách bảo quản gạo khỏi mối mọt, hãy tham khảo thông tin dưới đây:

1. Dùng tỏi

Cho một vài củ tỏi chưa bóc vỏ vào những vị trí khác nhau trong thùng gạo. Tỏi có chức năng khử trùng và khử trùng rất hiệu quả. Khi mùi của tỏi lan rộng, mọt gạo không có khả năng sống sót trong thùng đựng. 

Lưu ý, thùng chứa gạo cần đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và kín, không bị ướt nếu không nó sẽ làm ẩm, ướt gạo sinh ra nấm mốc nhanh chóng. Để thùng chứa gạo ở nơi tối không có ánh mặt trời.

2. Dùng vỏ cam khô

Sau khi ăn cam tươi, hãy giữ lại vỏ và phơi hoặc sấy thật khô. Sau khi vỏ cam được phơi khô thì cho vào các vị trí khác nhau của thùng gạo. Mùi từ tinh dầu của vỏ cam khiến côn trùng sợ không dám tấn công thùng gạo. Đặc biệt mùi thơm của vỏ cam lại khiến gạo thơm hơn, khi nấu cơm rất ngon. 

3. Dùng hạt tiêu

Muốn tránh côn trùng xâm nhập vào thùng gạo, bạn cần chuẩn bị vài túi hạt tiêu khô hoặc hạt hoa tiêu khô. Những túi này được làm từ vải xô để tạo ra lỗ hổng nhỏ nhưng không làm lọt hạt tiêu ra ngoài. Đặt một túi ở đáy thùng, một túi ở giữa thùng gạo và một túi ở trên bề mặt gạo là được. 

Mẹ chồng nhét cả nắm tỏi vào thùng gạo bị con dâu chê amp;#34;lẩm cẩmamp;#34;, tìm hiểu kỹ nàng dâu phải xấu hổ - 3

Sau đó đóng chặt nắp thùng gạo lại, cách này có thể ngăn ngừa sâu gạo, mọt gạo rất hiệu quả. Trong hạt tiêu/ hạt hoa tiêu có chất chống oxy hóa tự nhiên. Đặc biệt chúng có hương vị rất đặc biệt, mùi vị này làm sâu gạo, mọt gạo rất khó chịu. Tuy nhiên, tiêu để được một thời gian sẽ mùi vị mất dần thì cần phải thay mới.

Lưu ý: Nếu gạo trong nhà đã bị sâu mọt thì đừng vội vứt bỏ. Gói phần gạo bị sâu hoặc mọt vào túi bảo quản, cho vào ngăn đá tủ lạnh trong 24 giờ để cho hết sâu gạo chết đông. Sau đó đem rã đông, sâu, mọt sẽ nổi trên mặt nước, vo sạch gạo là được.

Theo Lam Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự góc bếp