Số lượng mắt trên củ khoai môn là một trong những yếu tố giúp bạn biết củ khoai đó có ngon, bở, nhiều bột hay không.
Khoai môn có vị mềm, giàu chất xơ, hàm lượng tinh bột chỉ bằng 1/10 so với khoai tây, rất dễ hấp thu và dễ tiêu hóa. Khoai môn có thể được chế biến thành các món ngon và hấp dẫn như xào, luộc, nấu canh, hầm, làm bánh, nấu chè, làm kèm...
Những củ khoai môn ngon sẽ có độ bở, dẻo, mềm thơm vô cùng hấp dẫn. Nếu không biết cách chọn, bạn sẽ mua phải những củ sượng, nhiều nước, ăn không có vị gì. Vậy chọn khoai môn như thế nào mới được những củ ngon?
Người trồng lâu năm mách, khi mua khoai môn nhớ 4 mẹo dưới đây:
1. Nhìn vào vỏ khoai môn
Do khoai môn được đào ra từ đất nên chúng ta có thể quan sát bề mặt của nó có bụi bẩn hay không, nếu khoai môn vẫn còn có đất bám trên bề mặt và đất tương đối ẩm thì có nghĩa là khoai môn mới được đào, còn rất tươi.
Nếu thấy bề mặt khoai môn không có bụi bẩn hoặc đất đã khô thì có nghĩa là khoai môn đã được bảo quản lâu ngày, phần thịt bên trong có thể đã hơi héo và sượng. Còn nếu bề mặt khô và thậm chí có dấu hiệu thối rữa thì không nên mua dù giá rẻ thế nào. Những củ này đã hỏng, ăn vào gây hại sức khỏe.
Do đó, khi mua khoai môn, bạn cần để ý đến lớp đất trên bề mặt vỏ của nó.
2. Nhìn vào mắt của khoai môn
Trên củ khoai môn thường có các mắt, mắt này là lỗ nhỏ trên củ khoai. Vị khoai môn có ngon và bở hay không liên quan trực tiếp đến số lượng mắt. Nói chung, khoai môn có nhiều mắt hơn sẽ có vị ngon hơn, trong khi số lượng bệnh mắt nhỏ hoặc thậm chí không có, hương vị của khoai môn này sẽ không quá ngon, do đó bạn không nên mua những củ ít mắt, mắt bé.
3. Xem trọng lượng
Khi mua hoa quả, chúng ta luôn thích chọn những quả nặng hơn, những quả nặng thì chứng tỏ chúng đã ngậm nước tốt và thơm ngon.
Nhưng khi mua khoai môn thì ngược lại, cầm 2 củ khoai môn có kích cỡ bằng nhau thì hãy chọn cụ nào nhẹ hơn. Những củ nhẹ hơn thường ít nước và nhiều tinh bột, do đó, bùi và bở, thơm hơn. Còn những củ nặng hơn tức là nó có nhiều độ ẩm, nước nhiều, không bở, ăn không ngon.
4. Nhìn vào kết cấu của khoai môn
Với những củ khoai môn to, nhiều người bán hàng sẽ cắt đôi để bán. Chúng ta có thể đánh giá vị ngon của khoai môn bằng cách quan sát mặt cắt. Nếu bạn thấy phần vân bên mặt cắt nhiều thì chứng tỏ nó dẻo thơm, nhiệt bột hơn.
Còn nếu thấy phần vân của khoai ít hơn và có nhiều khoảng trống thì vị của khoai môn như vậy không ngon lắm, do đó bạn không nên chọn những củ như vậy.
Sau khi đã chọn được những củ khoai môn ngon và ưng ý, bạn hãy tham khảo thêm vài cách chế biến khoai môn nhé!
1. BÁNH TRUNG THU NƯỚNG NHÂN KHOAI MÔN
Nguyên liệu:
- 180gr bột mì = plain flour
- 105gr đường
- 40ml dầu ăn
- 10gr bột sữa
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Phần nhân: 400gr khoai môn; 160gr đường; 30gr nước đường làm bánh nướng (nguyên liệu này giúp nhân dẻo sau khi sên); 1 muỗng cà phê vanilla; 30g bột bánh dẻo + 40ml dầu ăn hòa chung trong một cái chén.
- Phần trứng thoa mặt bánh: Lòng đỏ trứng đánh hơi nổi với 1 muỗng dầu mè, 1 muỗng nước lã, 1/2 muỗng cà-phê nước màu kho cá và 1 giọt màu vàng thực phẩm.
Cách làm:
Bước 1: Khoai môn lột vỏ rửa sạch, cho vào nồi luộc chín. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn với đường. Đổ hỗn hợp này vào chảo không dính cùng với chén dầu + bột nếp sên với lửa vừa khoảng 10 phút . Sau đó hạ lửa thấp, cho nước đường bánh nướng + vanilla vào tiếp tục sên cho đến khi nhân quyện thành 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.
Nhân khoai môn khi sên xong sẽ rất dẻo và thơm. Chờ nhân nguội thì vo viên 80gr cho khuôn 125 gr.
Bước 2: Nước đường + lòng đỏ trứng + dầu cho vào tô trộn đều.
Bước 3: Cho bột mì + bột sữa vào âu to trộn đều, khoanh lỗ ở giữa rồi cho hết nước đường vào, mang bao tay nhồi cho bột mịn dẻo. Khi kéo bột bạn thấy bột chạy dài không rời rạc là bột chuẩn.
Bước 4: Lấy màng thực phẩm bọc bột lại để 30-40 phút cho bột nghỉ (bột không để qua đêm). Qua 40 phút lấy bột ra chia 45gr /1 phần phù hợp khuôn 125gr.
Bước 5: Cán dẹp viên bột cho nhân vào vo tròn.
Bước 6: Thoa chút bột mì lên viên bột và khuôn. Sau đó cho viên bột vào nhẹ nhàng ấn mạnh tay, rồi cũng nhẹ nhàng đẩy bánh ra. Xếp lên khay có lót giấy chống dính.
Bước 7: Lò nướng làm nóng 200 độ C trước 20 phút. Sau đó cho khay bánh vào ngăn giữa lò nướng 6 phút. Qua 6 phút lấy bánh ra, phun sương rượu mai quế lộ. Sau đó dùng cọ mềm quét 1 lớp mỏng hỗn hợp lên mặt bánh.
Bây giờ hạn lửa xuống 180 độ C. Tiếp tục cho khay bánh vào ngăn giữa lò 1 bậc nướng 7 phút.
Qua 7 phút bạn lại lấy bánh ra lập lại quy trình phun rượu và quét thêm 1 mặt bánh một lần nữa. Cho khay bánh trở lại ngăn giữa lò nướng 6 phút nữa là bánh hoàn toàn chín. Bật lửa trên nướng thêm 1 phút cho mặt bánh sậm màu hơn trước khi lấy bánh ra.
Bánh xếp lên vỉ để nguội hoàn toàn mới cho vào hộp các bạn nhé.
2. KHOAI MÔN CHIÊN XÙ
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai môn khoảng 400gr, 20gr sữa bột, 2 quả trứng gà, 40gr bột mỳ, 50gr bột chiên xù, gia vị, đường.
Thực hiện:
Khoai rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng đều nhau, đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút cho chín mềm.
Cho khoai vào một tô lớn, nghiền nhuyễn. Việc nghiền khoai sẽ dễ dàng hơn khi khoai còn nóng.
Thêm sữa bột vào, trộn đều. Nêm nếm với một chút gia vị cho cân bằng vị ngọt – mặn của khoai. Có thể thêm chút đường nếu thích.
Nặn khoai đã nghiền thành những miếng hình trụ nhỏ dày khoảng 1 – 1,5cm, dài khoảng 4cm.
Trứng đánh tan cả lòng trắng và lòng đỏ. Để bột mỳ và bột chiên xù vào 2 bát riêng
Nhẹ nhàng lấy từng thanh khoai lăn qua bột mỳ sao cho bột mỳ phủ kín khoai.
Lăn thanh khoai qua trứng, rồi tiếp tục lăn qua bột chiên xù.
Cho dầu vào chảo với lượng thích hợp để chiên ngập dầu. Cho thanh khoai vào chiên đến khi các mặt vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu là hoàn tất món ăn.
Chúc các bạn thành công!