Ngoài ra, việc cho muối vào ngay từ lúc hầm hay sau khi hầm xong cũng quyết định việc làm trong nước xương hầm, chị em nên biết.
Hầm xương để nấu canh, làm nước dùng hoặc đơn giản là để thưởng thức xương là điều chị em nội trợ thường xuyên làm. Xương hầm ngon ngọt, bổ dưỡng, nhiều canxi tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên nhiều người thắc mắc, tại sao xương hầm ngoài quán nước luôn trong lại có hương vị hấp dẫn hơn khi chúng ta làm tại nhà. Cuối cùng, đầu bếp nhà hàng đã bật mí, lý do bởi chính thói quen nấu ăn chưa đúng của các bà nội trợ,.
Trước tiên, chúng tay thấy, phần lớn mọi người đều dùng nước lạnh để rửa xương hoặc hầm xương với mục đích làm nóng xương từ ngoài vào trong một cách dần dần. Điều này có tác dụng nhất định nhưng nó chưa đủ tốt khiến nước hầm không trong.
Cách làm của đầu bếp là dùng nước sôi pha với nước lạnh để tạo ra nước ấm rồi đem rửa xương. Điều này giúp máu bên trong của thịt xương chảy ra, giúp giảm bớt bọt, tăng độ trong cho nước hầm về sau này. Sau khi rửa sạch xương, cho xương vào nồi, thêm nước ấm rồi hầm.
Ngoài ra, việc cho muối khi hầm xương rất quan trọng. Nhiều người quan niệm cho muối sớm để xương nhanh mềm nhưng điều này hạn chế chất ngọt trong xương "thôi" ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Thịt xương vì thế cũng bị khô hơn.
Cách làm của đầu bếp là sau khi đun sôi xương, thêm vài lát gừng, hành khô đập dập và 1 thìa dấm. Sau đó hầm xương 40 phút thì lúc này mới thêm lượng muối vừa đủ tạo vị cho nước xương hầm. Việc cho muối sau sẽ khiến nước xương ngon ngọt hơn, nước xương cũng không bị đục. Lưu ý, thỉnh thoảng nên hớt bọt để nước xương đạt độ thơm, trong hoàn hảo hơn.