Trẻ thích ngủ sấp ẩn chứa một số lý do đặc biệt, bố mẹ nên chú ý quan sát.
Một số trẻ thích ngủ tư thế “kỳ lạ”, như giơ hai tay nhỏ lên cao, thích nằm sấp, ngủ nghiêng... Nhưng hầu hết bố mẹ cảm thấy không an khi cho con nằm sấp, mặt bị che, không đủ thông thoáng.
Nhưng liệu đứa trẻ có thực sự cảm thấy khó chịu? Nếu trẻ đã quen với việc nằm sấp khi ngủ thì có nên lật lại sau khi ngủ không? Trên thực tế, có lý do khiến trẻ thích nằm sấp khi ngủ. Bố mẹ cần hiểu trước nguyên nhân, sau đó tùy vào từng trường hợp mà có phương pháp điều chỉnh.
Ngủ sấp sẽ có cảm giác an toàn hơn
Đối với trẻ sơ sinh, ngủ sấp có thể mô phỏng tốt hơn tư thế trong bụng mẹ. Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc trong một không gian nhỏ hẹp, ấm áp và êm ái.
Trong bụng mẹ, trẻ được quấn chặt bởi các lớp nước ối và cơ bắp của người mẹ, tạo ra cảm giác như đang nằm trên một "chiếc giường nhỏ" an toàn. Khi nằm trong không gian này, trẻ có thể cảm nhận được nhịp tim và hơi thở của mẹ, điều này không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc.
Sau khi sinh ra, trẻ bị tách khỏi "chiếc giường nhỏ" ban đầu, và điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bất an. Khi không còn được quấn chặt như trước, trẻ có thể trở nên lo lắng và tìm kiếm cảm giác an toàn đã quen thuộc. Cảm giác này có thể làm cho trẻ khó ngủ hoặc dễ thức dậy giữa đêm.
Khi trẻ ngủ sấp, cơ thể áp sát vào giường, và tay chân nhỏ bé không thể vung vẩy tự do như khi nằm thẳng. Tư thế này giúp trẻ lấy lại được cảm giác được "bao bọc" trong sự an toàn, giống như khi còn ở trong bụng mẹ. Việc áp sát vào bề mặt mềm mại mang lại sự thoải mái như đang được ôm ấp, che chở.
Nằm sấp sẽ hệ tiêu hóa thoải mái hơn
Sở dĩ trẻ thích nằm sấp khi ngủ là do cảm giác dễ chịu hơn. Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được phát triển đầy đủ, khiến cho trẻ thường xuyên cảm thấy đầy hơi và không thoải mái. Khi trẻ nằm trong tư thế nằm sấp, áp lực từ cơ thể lên bụng có thể giúp xoa dịu cảm giác khó chịu.
Thực tế, khi trẻ ngủ sấp, số lần đánh rắm tăng lên.
Ngoài ra, trẻ thường nằm cả ngày mà không hoạt động nhiều, dẫn đến nhu động ruột chậm hơn, khiến khí tích tụ trong đường tiêu hóa khó tống ra ngoài. Việc nằm sấp có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, kích thích hoạt động của ruột, từ đó ngăn chặn tình trạng thức ăn từ dạ dày chảy ngược vào thực quản.
Thực tế, khi trẻ ngủ sấp, số lần đánh rắm tăng lên. Đây là bằng chứng cho thấy ngủ sấp làm tăng nhu động của đường tiêu hóa. Khi trẻ được nằm trong tư thế này, khí trong ruột được thải ra dễ dàng hơn, giảm bớt cảm giác đầy hơi và khó chịu, từ đó trẻ có thể ngủ sâu và yên bình hơn. Biểu hiện trực tiếp là trẻ xì hơi nhiều hơn, giúp khí tích tụ trong ruột được giải phóng.
Ngủ sấp trở thành thói quen
Nếu trẻ luôn thích nằm sấp khi ngủ thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Ngủ nằm sấp có lẽ đã là thói quen, giống như nằm nghiêng của người lớn.
Mỗi trẻ có thể thích một tư thế ngủ khác nhau, miễn là không gây hại cho cơ thể và trẻ ngủ ngon, phát triển tốt thì bố mẹ không cần phải lo lắng. Có thể sau một thời gian, tư thế ngủ ưa thích của trẻ sẽ thay đổi.
Sự trưởng thành của trẻ là một quá trình thay đổi. Và việc trẻ ngủ sấp mang lại một số lợi ích nhất định, kích thích sự phát triển của cơ bắp và khả năng vận động của trẻ. Khi nằm sấp, trẻ có thể tự điều chỉnh tư thế, phát triển các nhóm cơ ở cổ và lưng, hữu ích cho việc phát triển các động tác lớn như bò, lật người.
Ngủ sấp trở thành thói quen.
Trẻ thích nằm sấp khi ngủ, điều này liên quan đến nhu cầu thể chất, tâm lý, cũng như thói quen cá nhân. Đó là hiện tượng rất bình thường.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên đề phòng những rủi ro nhất định khi ngủ nằm sấp. Đặc biệt với trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngủ sấp không đúng cách có thể khiến miệng, mũi bị nghẹt, gây nguy cơ ngạt thở.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý và điều chỉnh thích hợp, đặc biệt đối với những trẻ chưa thể lăn, quay đầu tự do.