Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà

Thi Thi - Ngày 15/11/2023 18:46 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ cùng mẹ sẽ mang đến lợi ích nhất định, tạo cảm giác an toàn, thêm gắn kết tình cảm.

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà - 1

Thời gian dỗ dành và ngủ vào ban đêm cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên được ngủ gần bố mẹ, nhằm tiện chăm sóc và đảm bảo an toàn. 

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đối mặt với áp lực công việc và phải làm việc nhiều giờ. Điều này khiến việc giao con cho người thân (ông, bà) hỗ trợ chăm sóc vào ban đêm trở thành một lựa chọn phổ biến, để mẹ có thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, có sự khác biệt giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà, đặc biệt khi trẻ đến tuổi đi học.

Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên được ngủ gần bố mẹ, nhằm tiện chăm sóc và đảm bảo an toàn.

Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nên được ngủ gần bố mẹ, nhằm tiện chăm sóc và đảm bảo an toàn. 

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà - 3

Trẻ ngủ cùng mẹ sẽ cảm thấy an tâm hơn, tính cách thường vui vẻ, hoạt bát

Giáo sư Lý đã chia sẻ một lời khuyên hữu ích, khi một đứa trẻ khóc mãi, nếu đặt một mảnh quần áo của mẹ lên người trẻ. Mùi của mẹ trên quần áo có thể giúp trẻ cảm thấy yên tâm và ngủ ngon hơn sau khi ngửi.

Thực tế, cảm giác an toàn của trẻ phụ thuộc vào mùi hương và giọng nói của mẹ, vì vậy khi trẻ ngủ cùng mẹ, sẽ cảm thấy yên tâm và an lòng hơn.

Giai đoạn thơ ấu và mầm non rất quan trọng để trẻ phát triển cảm giác an toàn. Khi trẻ ngủ cùng mẹ, một mối quan hệ gắn bó an toàn được hình thành. Trẻ cảm nhận được sự an toàn và tự tin, nên tính cách có xu hướng trở nên sôi nổi hơn.

Khi trẻ ngủ cùng mẹ, một mối quan hệ gắn bó an toàn được hình thành.

Khi trẻ ngủ cùng mẹ, một mối quan hệ gắn bó an toàn được hình thành.

Thời điểm này, sự gắn kết, tương tác giữa mẹ và con diễn ra một cách tự nhiên và gần gũi. Sự tiếp xúc da, tiếng nói và nhịp tim của mẹ đều có tác động tích cực đến sự phát triển tinh thần và cảm xúc của trẻ. 

Trong khi đó, những đứa trẻ ngủ cùng người khác, như ông bà, tính cách thường điềm tĩnh hơn. Trẻ có xu hướng thận trọng, rụt rè hơn khi đối mặt với những điều mới mẻ bên ngoài, phát triển tính phụ thuộc nhiều hơn vào người lớn.

Trong tất cả các trường hợp, việc trẻ ngủ cùng mẹ hay người khác phụ thuộc vào quyết định của gia đình. Quan trọng nhất là đảm bảo trẻ nhận được một môi trường an toàn trong quá trình ngủ.

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà - 5

Trẻ ngủ với mẹ, có kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ tốt, dũng cảm thể hiện bản thân, học tập tốt

Thực tế, khoảng cách tuổi tác giữa bố mẹ và ông bà cũng đóng vai trò quan trọng trong cách nuôi dạy con cái. Điều này có thể tạo ra những sự khác biệt đáng kể trong phong cách chăm sóc và giáo dục.

Ví dụ, đối với những người lớn tuổi, vấn đề sức khỏe có thể cảm thấy mệt mỏi trong việc chăm sóc cháu vào ban ngày. Vì vậy, ông bà cần nhanh chóng ngủ vào ban đêm.

Khi trẻ thường xuyên được tương tác với bố mẹ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ sẽ được phát triển.

Khi trẻ thường xuyên được tương tác với bố mẹ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ sẽ được phát triển.

Ngược lại, bố mẹ thường dành thời gian tương tác, tạo ra những hoạt động, trò chơi kích thích sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cũng thường dành thời gian để chia sẻ về những điều mới mẻ, giải thích những khái niệm và khám phá thế giới xung quanh.

Giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ thường xuyên được tương tác và giao tiếp với bố mẹ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ sẽ được phát triển mạnh mẽ. Trẻ  trở nên sẵn sàng tiếp nhận những điều mới, có khả năng thích ứng và học tập tốt hơn.

Việc có sự tương tác sâu sắc, chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ trong giai đoạn này, sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và tư duy. 

Sự chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và tư duy.

Sự chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và tư duy. 

Có 3 điểm khác biệt lớn giữa trẻ ngủ với mẹ và trẻ ngủ với bà - 8

Trẻ ngủ cùng mẹ mối quan hệ thêm gắn kết, có cơ hội giáo dục tốt hơn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ không sống với mẹ từ nhỏ, khi lớn lên có thể sẽ nổi loạn hơn. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình giáo dục và phát triển của trẻ.

Ví dụ, trẻ bị bỏ rơi hoặc không có sự chăm sóc đầy đủ từ mẹ, thường gặp khó khăn trong học tập và phát triển tâm lý. 

Hầu hết trẻ thường ngủ cùng mẹ từ khi còn nhỏ, thiết lập một mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ. Nếu kết mối giao tiếp tốt, việc giáo dục trẻ sẽ đơn giản hơn. 

Hầu hết trẻ thường ngủ cùng mẹ từ khi còn nhỏ, thiết lập một mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ.

Hầu hết trẻ thường ngủ cùng mẹ từ khi còn nhỏ, thiết lập một mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ.

Bà có thể giúp chăm sóc cháu tốt, nhưng tốt nhất trẻ nên ngủ với mẹ vào buổi tối

Bố mẹ và ông bà thuộc các thế hệ khác nhau, vì vậy cách hòa hợp với con cháu cũng rất khác nhau. Việc chăm sóc trẻ buổi tối có thể thực sự rất mệt mỏi, nhưng đây cũng là thời điểm tốt để đồng hành, nuôi dưỡng, để không bỏ lỡ quá trình trẻ trưởng thành.

Ông bà có thể hỗ trợ chăm sóc, nhưng bố mẹ nên là người dành nhiều thời gian để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong ước của con, tạo ra một môi trường an lành và ấm áp để trẻ phát triển tốt nhất.

Nếu cần, ông bà có thể truyền đạt thêm kinh nghiệm sống cho con cháu. Sự hỗ trợ của ông bà giúp trẻ hiểu rõ hơn về quan hệ gia đình, xây dựng mối liên kết đáng quý với những người lớn tuổi.

Ông bà có thể hỗ trợ chăm sóc, nhưng bố mẹ nên là người dành nhiều thời gian để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong ước của con.

Ông bà có thể hỗ trợ chăm sóc, nhưng bố mẹ nên là người dành nhiều thời gian để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong ước của con.

Giáo sư tâm lý: Sẽ có sự khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ và không ngủ trưa khi lớn
Li Meijin cho rằng giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho trẻ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé