Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con

Hạ Mây - Ngày 19/06/2021 19:12 PM (GMT+7)

Trẻ 3 tuổi là tuổi bắt đầu biết nổi loạn và đòi hỏi những nhu cầu cơ bản, trẻ sẽ dùng tiếng khóc để biểu đạt hành vi của chính mình. Vậy khi trẻ khóc, cha mẹ nên hành xử thế nào?

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 1

Trẻ ở giai đoạn 2-3 tuổi, tình cảm và cảm xúc đã được hình thành khá rõ ràng. Thời điểm này trẻ hiểu được những hỉ, nộ, ái, lạc giống như người lớn, và biểu hiện những tình cảm của mình theo một cách đúng nghĩa của trẻ con. Cha mẹ sẽ thường xuyên gặp phải những trường hợp khóc bởi những lý do khiến cha mẹ không thể hiểu nỗi.

Điển hình là trường hợp của một người mẹ có con nhỏ dưới đây. Khi một đồng nghiệp sang chơi, chị đang tiếp chuyện khách thì đứa trẻ liên tục gây rối để tạo sự chú ý. Chị quay sang mắng, “Mẹ đang nói chuyện với dì, ngắt lời người lớn là không ngoan đấy nhé!”

Kiên nhẫn được một lúc, nhưng đứa trẻ không ngừng lại, thế là người mẹ nổi nóng, “Con mà còn khóc nữa, mẹ sẽ vứt hết đồ chơi của con”. Tình hình không khá thêm, đứa trẻ càng khóc to hơn, người mẹ đẩy đứa nhỏ vào phòng, đóng sầm cửa lại. “Con thích khóc quá nhỉ, muốn khóc mẹ cho tha hồ vào phòng mà khóc”.

Vị khách tỏ ra lo lắng, sợ rằng người mẹ đang quá cực đoan. Người mẹ, “Nó cứ thích khóc, khiến mình luôn bực mình.”

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 2

Trong góc nhìn của người lớn, trẻ khóc chỉ để mè nheo, vòi vĩnh, điều này khiến nhiều cha mẹ không hài lòng.

Đấy không phải là trường hợp hy hữu. Không ít lần chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô cậu bé khóc tại các nơi công cộng như: rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm, phố đi bộ, siêu thị.. khiến các bậc phụ huynh đau đầu.

Trong góc nhìn của người lớn, trẻ khóc chỉ để mè nheo, vòi vĩnh, nhưng trẻ con cũng có góc nhìn riêng của mình. Vậy nên, việc cha mẹ yêu cầu trẻ nín khóc ngay là vô lý.

Thực tế, không ai muốn khóc, và trẻ em cũng vậy. Quá trình trưởng thành của trẻ cũng đi kèm với hành trình con cười và khóc. Chỉ khi cha mẹ hiểu được cảm xúc của con cái, họ mới thực sự giúp trẻ trưởng thành và cho trẻ cảm giác an toàn.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 3

Những hệ lụy khi trẻ bị đè nén cảm xúc

Theo các chuyên gia, việc bắt trẻ kìm nén cảm xúc chỉ là cách giải quyết tạm thời. 

Nhà tâm lý học Susan David từng chỉ ra rằng: Bắt trẻ hết khóc và vui ngay trở lại sẽ khiến độ nhạy cảm của trẻ trở nên rất thấp, trí tuệ cảm xúc sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc ra lệnh cho trẻ không được khóc, đè nén bản tính của trẻ một cách mù quáng có thể mang lại nhiều tác động xấu.

Trẻ sẽ cảm thấy bất an

Tuổi lên 3 là thời kỳ nổi loạn đầu tiên của trẻ. Các nhà tâm lý học cho biết ở giai đoạn này trẻ thường chưa biết cách kiềm chế cảm xúc, thiếu cảm giác an toàn.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 4

Cha mẹ không nên yêu cầu trẻ nín khóc ngay mà hãy để con bộc lộ cảm xúc của chính mình.

Trẻ độc lập và nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh

Trước 3 tuổi, trẻ thường được cha mẹ cưng hết mực như: đút khi ăn, đỡ khi tập đi... Nhưng bắt đầu từ 3 tuổi, trẻ dần có tính tự giác, có thể tự làm nhiều việc và có cho mình những suy nghĩ riêng.

Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi và khóc nếu không gian quá tối trong rạp chiếu phim, áp suất không khí khi bị nén trên khoang máy bay, ghen tị khi mẹ bế một đứa trẻ khác, hay khi thiếu sự quan tâm từ cha mẹ.

Trong quá trình này, nếu cha mẹ nhìn thấy biểu hiện “khóc” của trẻ mà chỉ muốn trẻ ngưng khóc, bỏ mặc khó chịu về thể chất và tâm lý của trẻ, sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và trầm trọng hơn trẻ sẽ khóc nhiều hơn.

Trẻ đóng vùng an toàn khi giao tiếp với cha mẹ

Nếu khóc được xem là cơ hội để cha mẹ hiểu cảm xúc của trẻ thì việc bắt trẻ ngừng khóc được xem như họ đang gửi tín hiệu không muốn trò chuyện với con.

Một đứa trẻ 3 tuổi không hài lòng, cảm thấy khó chịu nhưng không biết cách giao tiếp với cha mẹ. Không giống như người lớn, trẻ không thể quản lý tốt cảm xúc của mình mà chỉ biết khóc.

Lúc này, sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ sẽ trở thành liều thuốc tốt nhằm ổn định cảm xúc của trẻ. Ngược lại, việc ngăn trẻ thể hiện cảm xúc sẽ ngày càng khoá chặt thế giới của trẻ, đó là lúc đứa trẻ không muốn làm phiền cha mẹ nữa.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 5

Khóc là một trong những hành vi giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 6

Hãy để trẻ khóc để bộc lộ cảm xúc

Để tránh những tác động có hại nêu trên đối với EQ và tính cách của trẻ, đồng thời để giáo dục một đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc, cha mẹ cần rất nhiều sự nỗ lực.

Nam diễn viên Quách Kỳ Lân, Trung Quốc chia sẻ, khi còn nhỏ anh rất hay khóc. Vừa ăn, anh vừa khóc vì anh không được ngồi cùng bàn với người trong gia đình và không được mọi người quan tâm. Trong một trận chơi cầu lông, anh bị ngã và khóc nhưng không ai đến dỗ dành.

Trẻ không quan tâm sự việc lớn hay nhỏ, trẻ chỉ quan tâm đến cảm giác của mình: Nhiều thứ tưởng chừng nhỏ nhặt đối với người lớn lại đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Vậy thì cớ gì chúng ta lại yêu cầu trẻ không khóc? Trẻ em có thể khóc, và trẻ có thể chọn cách trút bỏ cảm xúc của mình, thay vì quan tâm đến sự việc to hay bé.

Để trẻ khóc để không còn giữ những cảm xúc tiêu cực: Thực tế, việc khóc không hề gây khó chịu hay xấu hổ, cả người lớn và trẻ nhỏ đều có những cảm xúc riêng.

Nếu cha mẹ để trẻ khóc và bộc lộ được cảm xúc của chính mình, điều này có nghĩa cha mẹ đang thể hiện sự ân cần dành cho con cái, quan tâm và sẵn sàng thấu hiểu con. Điều này sẽ giúp trẻ mở lòng và chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn. 

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 7

Thực tế, trẻ không quan tâm sự việc lớn hay nhỏ, trẻ chỉ quan tâm đến cảm giác của mình.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 8

Vậy cha mẹ nên làm thế nào khi trẻ khóc?

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy đau đầu và bất lực trước tiếng khóc của con mình. Nhưng chỉ cần cha mẹ đáp lại “tín hiệu cầu cứu” của trẻ thì cảm xúc của con có thể dễ dàng nguôi ngoai.

Nhìn thế giới dưới góc độ của con

Cả trẻ em và người lớn đều có lối suy nghĩ riêng. Thay vì yêu cầu một đứa bé tuổi đời còn nhỏ hiểu sự phức tạp của thế giới người lớn, những người lớn đã từng là trẻ con, hãy chịu khó cảm thông và thấu hiểu cho thế giới của trẻ.

Khi trẻ đang làm một việc gì đó, hãy chú ý nhiều hơn đến tâm trạng và hành vi của trẻ. Cha mẹ có thể tạo ra những thắc mắc ở các góc độ khác nhau, ví dụ như: Tại sao cậu bé lại muốn rời khỏi nơi này, tại sao bé gái ấy muốn một món đồ chơi đến vậy, và tại sao khóc lại là giải pháp “kêu cứu"?

Đồng thời cha mẹ nãy quan sát thời gian trẻ khóc kéo dài trong bao lâu, bằng phương pháp nào thì nhanh chóng ổn định cảm xúc của trẻ.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 9

Theo các chuyên gia, việc cha mẹ bế con có trong lúc khóc làm cho trẻ cảm thấy an toàn.

Là người dẫn dắt cảm xúc của trẻ

Theo các chuyên gia, việc cha mẹ bế con có trong lúc khóc làm cho trẻ cảm thấy an toàn. Nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc, hãy nói với trẻ bằng giọng nói thân thuộc, trấn an, chẳng hạn như “Bố mẹ vẫn ở đây”, hoặc ngân nga một bài hát nhỏ bên tai trẻ.

Ngoài ra, hướng sự chú ý của trẻ ra một vật thể khác cũng là cách hay, như đồ ăn, đồ chơi,... Trước tiên hãy để trẻ bình tĩnh lại, sau đó từng bước tìm ra nguyên nhân để nắm bắt thế giới nội tâm nhạy cảm của trẻ.

Việc cha mẹ trở thành người dẫn dắt những cảm xúc xấu của con cũng là cách để họ học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Kiên nhẫn với trẻ như một người bạn

Nữ diễn viên Huo Siyan, Trung Quốc từng lo lắng các con của cô sẽ không chia sẻ cảm xúc của mình. Thế là cô đã hỏi ý kiến của một chuyên gia tâm lý và nhận được lời khuyên:

Nếu thực sự muốn làm bạn với trẻ, hãy quan sát trẻ thường xuyên: Vừa quan sát, cha mẹ vừa giải thích những điều trẻ thắc mắc sẽ khiến trẻ tin rằng cha mẹ thực sự hiểu suy nghĩ của trẻ. Thay vì luôn nói với rằng trẻ nên làm thế này hoặc thế kia, trẻ sẽ cảm thấy bó buộc và không còn muốn gần gũi với cha mẹ nữa.

Cha mẹ với tư cách là một người bạn của trẻ, kiên nhẫn xem xét và phân tích toàn bộ sự việc với trẻ sau khi tâm trạng của chúng bình tĩnh trở lại.

Không ngăn trẻ khóc, không đồng nghĩa với việc chấp thuận sự ỷ lại: Không phản đối việc trẻ khóc không có nghĩa là khuyến khích con khóc. Vào từng thời điểm, cha mẹ cần giúp con hiểu rằng khóc là vô ích, “đừng ỷ lại vào phương pháp này để đạt được điều con muốn, lần sau con không được như thế này nữa.”

Có thể hành trình này sẽ tốn nhiều công sức nhưng đó là tiền đề cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Bắt con “Có nín khóc ngay không?” là thể hiện cha mẹ còn “non” trong việc dạy con - 10

Kiên nhẫn với trẻ như một người bạn và hưỡng dẫn con bộc lộ cảm xúc đúng lúc là điều cha mẹ nên làm.

Ai là người ru con ngủ buổi tối, điều này sẽ quyết định tính cách trẻ trong tương lai
Chuyên gia khuyến cáo cách sắp xếp cho trẻ ngủ, ai cùng ngủ chung với trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này của con.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con