Trẻ sơ sinh có những biểu hiện sau thường nói sớm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, vì vậy mẹ nên theo dõi để kịp thời hướng dẫn cho con.
Trẻ từ1 -3 tuổi là giai đoạn quan trọng để bé phát triển ngôn ngữ, đây là thời điểm tốt để dạy bé nói. Quá trình bé tập nói là quá trình bắt chước, vì vậy khi nói chuyện với bé, cha mẹ hãy cho bé nhìn khuôn mặt và khuôn miệng của mình để bé dễ nói theo.
Nếu bé có 3 biểu hiện này thường nói sớm hơn các bạn cùng lứa tuổi, mẹ nên theo dõi để hướng dẫn kịp thời cho con.
Bé bập bẹ
Khi người lớn đang cầm một thứ gì đó, mẹ có thể nói với bé "Đây là đồ chơi cho con" hoặc "Chúng ta đi chơi cùng nhau". Lúc này, bé bập bẹ ê a những tiếng đầu tiên theo lời nói đó.
Khoảng 10 tháng tuổi, trẻ sẽ biết phát âm những từ có nghĩa như "bà", "bố", "ba"... dần dần những từ này sẽ rõ nghĩa hơn và bắt đầu phát âm được những từ khó hơn như "mẹ", "trái", "bánh"...
Giai đoạn này bé thường xuyên bập bẹ, bắt chước những câu và giọng nói của người lớn, biểu hiện trên nét mặt cũng như ngữ điệu của mọi người. Các nhà tâm lý gọi đây là cuộc hội thoại "giả" hay biệt ngữ. Nếu bé bập bẹ một mình, điều này cho thấy khả năng ngôn ngữ của bé đang phát triển tốt, dấu hiệu bé tập nói sớm hơn các bé cũng tuổi khác.
Khi trẻ sớm có biểu hiện trên, mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn cho con biết thêm về các đồ vật xung quanh trò chuyện, đọc sách với con nhiều hơn.
Cũng giống như nói chuyện, thường xuyên đọc truyện cho bé nghe cũng giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ, là tiền đề cho bé biết nói sớm sau này. Thói quen đọc truyện trước giờ đi ngủ không những kích thích não bộ, kích thích tư duy, trí tưởng tượng mà còn giúp trẻ nhanh ghi nhớ sau mỗi câu chuyện mẹ kể.
Nếu bé bập bẹ một mình hay ê a theo tiếng của mẹ chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của bé đang phát triển tốt, dấu hiệu bé tập nói sớm hơn các bé cũng tuổi khác.
Bắt chước theo lời của người lớn
Nếu trẻ lặp lại theo lời người lớn khi trò chuyện, chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của trẻ đang phát triển tốt. Trẻ từ 18 tháng tuổi đã có ngôn ngữ nói riêng, lúc này trẻ bi bô rất nhiều tuy nhiên không ai hiểu trẻ muốn nói gì.
Tuy nhiên, bé lại hiểu những câu bạn nói và bắt chước các yêu cầu của bạn như vẫy tay tạm biệt, hôn gió, lấy quả bóng, dừng lại... Bé không chỉ học được mà còn hiểu ý và diễn đạt trọn vẹn nó, đây được coi là một sự kiện phát triển ngôn ngữ quan trọng và là tín hiệu cho thấy bé có thể biết nói trước khi cha mẹ nhận ra.
Những lúc này, mẹ không nên nói lại lời của bé, mà hãy nói to rõ từng từ để con có thể học theo. Mẹ cũng nên nói chuyện với con bằng giọng điệu của người lớn, chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, chuẩn điệu sẽ giúp bé tiếp thu ngôn ngữ một cách chính xác.
Chỉ vào một cái gì đó và nói
Một số trẻ thường chỉ tay vào đồ vật để biểu đạt ý muốn, đây cũng là hiện tượng bé muốn nói chuyện, lúc này các mẹ phải có nhận thức nhất định để hướng dẫn bé chứ không nên ngay lập tức đưa cho bé đồ vật đó.
Mẹ nên hỏi nhiều lần “Có phải con muốn cái này không?” Khi đó bé sẽ tiếp nhận trong trí não mình đây là thứ gì, biết đâu lần sau mẹ sẽ có thể nghe bé nói đúng món đồ chơi mà bé muốn.
Lúc này, mẹ hãy nói với con về những hành động của mình. Ví dụ như khi bế con mẹ hãy nói rằng "để mẹ bế con nào", song song với lời nói mẹ hãy dang tay và bế con lên. Mẹ chỉ vào đồ vật xung quanh con và gọi tên, dần dần bé sẽ quen và bắt chước nói một cách dễ dàng.
Ngay cả khi trẻ chưa biết nói mẹ cũng nên tăng cường giao tiếp với trẻ, khi trẻ khóc, cười hay bất cứ có biểu hiện gì hãy đáp trả lại, điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp.
Mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn cho con biết thêm về các đồ vật xung quanh, trò chuyện, đọc sách để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt nhất.