Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện này, có thể chiều cao đang chậm phát triển, mẹ nên lưu ý nhằm có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Cha mẹ nào cũng mong con mình có thể cao lớn, nhất là hiện nay điều kiện sống ngày càng tốt hơn, chế độ dinh dưỡng theo kịp thì nhiều trẻ có thể đạt được chiều cao hoàn hảo dù cha mẹ không cao.
Tuy nhiên, cũng có không ít trẻ đạt được cân nặng tốt nhưng lại thấp lùn, điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải lưu ý đến một số tình trạng khiến tầm vóc của trẻ chậm phát triển, đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời để chiều cao của trẻ được cải thiện tốt nhất.
Anh Xiaoyue (Trung Quốc) có cô con gái năm nay 11 tuổi, vì sinh non và con đặc biệt yếu khi còn nhỏ nên Xiaoyue luôn chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho con, càng về sau, thể chất của cô bé càng ngày càng tốt.
Vào năm 8 tuổi, con gái của Xiaoyue đã cao hơn hẳn so với các bạn cùng lứa tuổi, anh Xiaoyue nghĩ rằng đây là lợi thế về chiều cao của cô bé nên không mấy quan tâm.
Tuy nhiên, một thời gian sau, Xiaoyue phát hiện ra rằng con gái mình bắt đầu bộc lộ một số đặc điểm ở tuổi dậy thì, thể chất bắt đầu phát triển như người trưởng thành, cô bé ăn ngày càng ít, chiều cao không thay đổi, nhìn thấy sự thay đổi bất thường của con, anh vội đưa cô bé đến bệnh viện kiểm tra.
Kết quả kiểm tra cho thấy cô bé bị dậy thì sớm, nhưng rất may, Xiaoyue đã phát hiện ra kịp thời, sau khi điều trị, cô bé có thể trở lại bình thường. Bác sĩ dặn Xiaoyue chú ý dinh dưỡng cho con, nhưng không được bổ sung quá mức, nếu không sẽ dẫn đến dậy thì sớm và hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ.
Sau một thời gian điều trị, cơ thể của con gái Xiaoyue đã trở lại bình thường, Xiaoyue cũng rất cảm ơn vì đã phát hiện ra bệnh sớm, nếu không chiều cao của con gái sẽ có thể dừng lại tại đây.
Từ câu chuyện trên, các bác sĩ khuyên rằng, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên chú ý theo dõi sức khỏe, sự thay đổi cơ thể của con nhằm có phương pháp điều trị kịp thời, nếu trẻ gặp phải tình trạng dậy thì, béo phì và một số vấn đề khác khiến chiều cao có thể chậm phát triển.
3 dấu hiệu chính, cho thấy chiều cao của trẻ có thể ngừng phát triển
Ngày thường, nếu trẻ có những biểu hiện này, cho thấy chiều cao có thể ngừng phát triển, cha mẹ phải phát hiện kịp thời và chú ý hơn.
Trẻ béo phì
Khi trẻ ăn được nhiều hơn và cơ thể ngày càng tăng cân, cha mẹ không nên vội mừng, vì quá nhiều chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ cùng một lúc chưa chắc là điều tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, so với các bạn cùng tuổi, trẻ béo phì thường phát triển xương nhanh hơn nên có chiều cao tốt hơn ở thời thơ ấu. Thế nhưng, khi đến tuổi dậy thì (10-18) chiều cao lại không nổi trội bằng với những trẻ bình thường.
Chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cuộc sống của trẻ về sau.
Nguyên nhân chính là do loại hormone - kích thích tố Leptip được tiết ra từ các tế bào chất béo. Nếu cơ thể đứa trẻ có đủ Leptip sẽ dẫn đến tình trạng béo phì và dậy thì sớm mặc dù chưa đến tuổi. Tuy nhiên đến tuổi dậy thì, khi các bạn cùng tuổi phát triển tốt thì chiều cao trẻ béo phì dường như “dậm chân tại chỗ”.
Bên cạnh đó, khi thừa cân, béo phì, cơ thể nặng nề, lại thêm trọng lượng quá cao so với sức chịu đựng của xương sẽ dễ dẫn đến tâm lý sợ vận động nên thường chỉ thích ngồi ở một chỗ không dám hoạt động nhiều. Việc vận động quá ít sẽ làm hạn chế quá trình tăng trưởng chiều cao cũng như phát triển của cơ thể.
Trẻ biếng ăn, cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng
Thời kỳ phát triển chiều cao đỉnh cao của trẻ là khoảng 10-16 tuổi. Cha mẹ chắc chắn sẽ thấy rằng trẻ sẽ ăn rất nhiều vào thời điểm này, vì cơ thể cần đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của xương, nhưng một khi trẻ biếng ăn thì chất lượng ăn uống giảm đi, đây cũng là tín hiệu cho thấy sự phát triển chiều cao sắp bị đình trệ.
Nếu duy trì trạng thái này trong thời gian dài thì dinh dưỡng cung cấp không đủ, chiều cao của trẻ có thể bị “đóng băng”. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chán ăn, ăn ít trong giai đoạn này, cha mẹ nên hết sức lưu ý nhằm có biện pháp cải thiện kịp thời.
Trẻ béo phì, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân có thể khiến chiều cao chậm phát triển.
Trẻ dậy thì sớm
Tình huống cuối cùng là trẻ dậy thì sớm, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cảnh báo, trẻ gái bị dậy thì sớm sẽ thấp hơn 12cm, trẻ trai thấp hơn 20cm so với bạn cùng lứa khi trưởng thành. Việc trẻ bị dậy thì sớm được ví như bị đánh cắp cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.
Lý giải về điều này, các bác sĩ, chuyên gia cho biết, bởi vì khi trẻ bị dậy thì sớm, hormone sinh dục được tiết ra nhiều làm cho đóng tuổi xương lại, và những trẻ dậy thì sớm thường lùn hơn những đứa trẻ bình thường sau này.
Đồng thời, các hormone môn gây dậy thì sớm kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm. Do đó, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mong muốn.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào khi trẻ có những biểu hiện này, để đảm bảo chiều cao của trẻ tiếp tục phát triển bình thường?
Tăng cân, béo phì là tình trạng phổ biến của nhiều trẻ hiện nay, điều này là một trong những nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng rất đến việc tăng chiều cao ở trẻ em.
Để giảm cân hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các yếu tố sau:
Chế biến món ăn vừa đủ, đẹp mắt
Không thể phủ nhận, thói quen ăn uống có liên quan rất nhiều đến việc tăng chiều cao thành công cho trẻ hay không.
Đối với những trẻ đã đạt được cân nặng lý tưởng, cha mẹ nên chú ý chế biến món ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể của trẻ, không nên ép con ăn quá nhiều.
Trong khi đó. đối với những trẻ biếng ăn, cha mẹ cần quan tâm hơn đến khẩu phần ăn hàng ngày, cố gắng chế biến món ăn đẹp mắt, ngon miệng hơn để thu hút trẻ ăn nhiều hơn, đồng thời nên đưa trẻ đi kiểm tra dạ dày nhằm phát hiện có điều bất thường đối với sức khỏe dạ dày của trẻ không.
Đối với những trẻ đã đạt được cân nặng lý tưởng, cha mẹ nên chú ý chế biến món ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể của trẻ, không nên ép con ăn quá nhiều.
Không để trẻ bỏ bữa
Vẫn có không ít nhiều người quan niệm, để giảm cân phải ăn thật ít, thậm chí bỏ bữa. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, đây là một việc làm rất tiêu cực, sẽ khiến cơ thể thiếu chất, chiều cao khó phát triển và dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Hơn nữa, việc làm này còn có thể tăng nguy cơ tích lũy nhiều mỡ do cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn trong các bữa sau.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng, giảm cân khoa học không có nghĩa là ép trẻ từ bỏ dinh dưỡng mà cần thiết lập một chế độ thực đơn phù hợp, cân bằng dưỡng chất.
Không cho trẻ ăn tốt quá sớm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc ăn tối quá sớm sẽ khiến trẻ bị đói bụng vào nửa đêm, dẫn đến việc ăn thêm nhiều bữa phụ không đáng có. Do đó, thời điểm tốt nhất cho bữa tối là 18-19h, ăn tối trước 3-4 tiếng khi đi ngủ.
Đồng thời, không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, nên chế biến món ăn tại nhà nhằm bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý để thể chất của trẻ phát triển bình thường.
Cha mẹ nên tích cực đưa trẻ đi tập thể dục, bởi lẻ việc vận động hợp lý có thể tiêu hao mỡ và có lợi hơn cho sự phát triển của xương.
Vận động, tập thể thao hợp lý
Khi trẻ quá béo phì, cha mẹ không nên hạn chế khẩu phần ăn của trẻ mà nên tích cực đưa trẻ đi tập thể dục, bởi lẻ việc vận động hợp lý có thể tiêu hao mỡ và có lợi hơn cho sự phát triển của xương.
Ngày nay, bệnh tiểu đường, cao huyết áp ở trẻ em cũng thi thoảng xuất hiện, trong đó trẻ béo phì thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, cha mẹ hãy giúp trẻ chế độ ăn uống khoa học, tập luyện khoa học không chỉ giúp phát triển chiều cao mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất.
Không lạm dụng các loại thuốc giảm cân trôi nổi
Thuốc giảm cân cũng được xem là “bảo bối” của nhiều người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại thuốc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ, chưa kể đến việc chọn phải hàng kém chất lượng, có thể dễ dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.
Tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, đồng thời đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám thường xuyên, nhằm có phương pháp điều trị phù hợp nếu trẻ gặp vấn đề về sức khỏe.