Vị bác sĩ trách: "Bụng con gái to thế này rồi mà cô còn không biết con mình mang thai à? Cô có phải là mẹ của cô bé không thế?”. Bà Vương gần như sụp đổ.
Cùng với sự bùng nổ của mạng internet, mạng xã hội ngày càng phát triển mang đến cho chúng ta nhiều sự tiện lợi. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề, nhất là vấn đề làm quen và hẹn hò qua mạng. Nhất là với những đối tượng như trẻ nhỏ, vị thành niên, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự nhẹ dạ để lừa gạt, hay giở trò xấu xa. Nếu cha mẹ không sớm có những phương pháp giáo dục hợp lý cho con, những hậu quả tai hại có thể sẽ xảy ra.
Câu chuyện đau lòng dưới đây là một bài học cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ.
Câu chuyện xảy ra với gia đình bà Vương. Vốn dĩ, bà Vương đã có một gia đình hạnh phúc. Bà và chồng yêu nhau được 5 năm, sau đó họ kết hôn. Sau hai năm chung sống, cô con gái chào đời đã mang lại cho gia đình nhiều tiếng cười.
Những tưởng gia đình bà Vương sẽ là một gia đình vô cùng hạnh phúc với 2 vợ chồng yêu thương nhàu và một cô con gái đáng yêu. Tuy nhiên, một biến cố đã xảy ra, số phận của bà Vương và con gái của bà lại xoay chuyển ở đây.
Khi con gái bà Vương được 3 tuổi, cô bé bỗng nhiên bị sốt cao. Cơn sốt tai hại đã để lại di chứng khiến con gái bà Vương bị liệt cả hai chân. Kể từ đó, nằm liệt trên giường. Mặc dù bà Vương đã đưa con gái đến các bệnh viện lớn để chữa trị nhưng tình hình vẫn không thể phục hồi.
Chưa dừng lại ở đó, vì trận ốm nặng của cô con gái mà cuộc sống vợ chồng của bà Vương ngày càng rạn nứt, ngày nào bà Vương và chồng cũng cãi vã vì chuyện đối xử với con gái và tiêu tiền, cuối cùng chồng bà đã đệ đơn ly hôn với bà.
Sau khi ly hôn, bà Vương một mình nuôi con gái bại liệt suốt 18 năm, vừa đi làm vừa chăm sóc con gái bị liệt.
Sau khi ly hôn, bà Vương một mình nuôi con gái bại liệt suốt 18 năm, vừa đi làm vừa chăm sóc con gái bị liệt.
Nhưng khi con gái tôi 21 tuổi, cháu thấy cháu có gì đó không ổn. Con gái bà bỗng nhiên cảm thấy không khỏe, cháu hay bị nôn trớ. Bà Vương đặc biệt lo lắng, lập tức đưa con gái đến bệnh viện khám. Kết quả từ bác sĩ khiến bà Vương như chết đứng. Kết quả cho thấy con gái bà đã mang thai được 7 tháng!
Bà Vương gần như sụp đổ.
Vị bác sĩ tỏ ý trách bà Vương: "Bụng con gái to thế này rồi mà cô còn không biết con mình mang thai à? Cô có phải là mẹ của cô bé không thế?”. Bà Vương gần như sụp đổ.
Sau khi tra hỏi cô con gái cặn kẽ,sự thật mới vỡ lẽ. Hóa ra vì khi bà Vương đi làm, con gái bà phải ở nhà một mình. Vì buồn chán, cô bé đã kết bạn với một người đàn ông qua mạng. Vì không được cha mẹ quan tâm nên với một chút sự quan tâm và ngọt ngào, người đàn ông đã nhanh chóng lấy được thiện cảm của cô gái.
Một ngày nọ, khi bà Vương ra khỏi nhà làm việc như thường ngày, người đàn ông này đã ngỏ ý sang nhà con gái bà Vương, sau đó, cả hai nảy sinh quan hệ nam nữ. Không lâu sau đó, cô gái phát hiện mang thai.
Sau khi phát hiện, bà Vương đã cố gắng liên lạc với người đàn ông đã làm con gái mình mang thai, nhưng người đàn ông đó đã “bặt vô âm tín”.
Có thể thấy, sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội dù rất tiện lợi nhưng cũng mang đến nhiều hậu quả tai hại nếu cha mẹ không sớm giáo dục cho con cái mình cách bảo vệ bản thân và cách sử dụng mạng xã hội an toàn.
Để giúp con sử dụng Internet an toàn, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
1. Dạy con bảo mật thông tin
Thay vì tự phô bày bản thân trên mạng, cha mẹ nên hướng dẫn con cái cố gắng bảo mật thông tin cá nhân nhiều nhất có thể. Đặc biệt, những thông tin như họ tên, địa chỉ nhà ở, trường học… nên được tuyệt đối giữ bí mật.
2. Dạy con bảo vệ mật khẩu cho riêng mình
Tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản nên được các con giữ kín và không được tiết lộ cho bất kỳ ai. Ngoài ra, cha mẹ nên nhắc nhở con định kỳ thay đổi tên đăng nhập và mật khẩu để tránh rủi ro bị “hack”.
3. Không mạo hiểu chia sẻ hình ảnh bản thân
Hãy cảnh báo con cái rằng việc chia sẻ các hình ảnh qua mạng xã hội là tuyệt đối cấm kỵ. Đặc biệt, các hình ảnh khoả thân dưới mọi hình thức hay các hành vi thân mật, phạm pháp, phân biệt chủng tộc… các con cũng tuyệt đối không được thực hiện dù được khuyến khích, mời gọi.
4. Không dung túng cho các hành vi sai trái
Khởi đầu từ việc muốn tạo dựng hình ảnh cực “ngầu” trên mạng nhưng nhiều đứa trẻ lại đi tới việc có những hành vi thô lỗ hoặc thậm chí có xu hướng đe doạ trong hành vi.
Vì vậy, hãy luôn khuyến khích con cái cư xử tử tế trên mạng xã hội để các con hiểu rằng việc đưa ra các thông điệp tiêu cực có thể dẫn tới các rắc rối ngoài đời thực.
(Ảnh minh họa)
5. Tách bạch giữa “ảo” và “thực”
Chuyện các con kết bạn và có hứng thú với một ai đó trên mạng xã hội không đồng nghĩa với việc cả hai có liên kết thực sự ở ngoài đời. Trên thực tế có nhiều trường hợp tạo hồ sơ mạng giả để dụ dỗ gặp mặt rồi lừa đảo.
Vì vậy, nếu các con muốn thực sự gặp gỡ bạn bè qua mạng, hãy thông báo cho cha mẹ biết và đảm bảo không gặp riêng, gặp bí mật trong lần đầu tiên.
6. Luôn dõi theo con
Hãy thường xuyên trò chuyện với con về các địa chỉ trang web mà con hay ghé thăm nhưng hãy nhớ là đừng phán xét con. Sau đó, hãy tự mình kiểm nghiệm các trang web và nếu như chúng có vấn đề, hãy thành thật trao đổi lại với con đồng thời chỉ rõ những mối nguy hại phát sinh.
7. Chú ý các nội dung con muốn tải về
Hãy đảm bảo các con sẽ không tự ý tải về bất kỳ nội dung nào mà không có sự kiểm tra của phụ huynh. Dĩ nhiên, sẽ khá khó khăn khi yêu cầu con phải chia sẻ toàn bộ các thông tin trực tuyến với cha mẹ.