Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra

Ngày 11/04/2020 03:42 AM (GMT+7)

Sinh song thai ở tuần thứ 23, lần đầu tiên chị Leyna Đoàn được ôm con trai lớn vào lòng là khi bé mất sau 1 ngày sinh. Sau nỗi đau ấy, chị vực dậy tinh thần để cứu được đứa con thứ 2. Và khi con được 28 tuần, chị hạnh phúc ôm con lần đầu, ấp kangaroo cho bé.

Chị Leyna Đoàn (Việt kiều Mỹ) sang Mỹ sinh sống từ năm 17 tuổi. Chị kết hôn với anh James Hilton nhưng vì khó có con nên chị phải thực hiện 35 mũi tiêm kích trứng mới có bầu song thai trai vào năm 2017.

Những tưởng hành trình tìm kiếm con yêu của mình đã kết thúc, nào ngờ khi mang thai 5 tháng, chị bất ngờ va chạm với một cái hố nhỏ trên đường. Sau đó chị bị đau thắt lưng, bụng và sinh con quá non, bé Mikel chào đời chỉ nặng 5 lạng còn bé Leo chỉ nặng 6 lạng được bác sĩ thông báo chỉ có 20% cơ hội sống.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 1

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 2

Vợ chồng chị Leyna và bé Leo. 

4 tháng cùng con sinh non chiến đấu vượt qua cửa tử

Đến nay, đã hơn 2 năm trôi qua, chị Leyna vẫn nhớ mãi ngày đi sinh của mình. Không được hưởng niềm hạnh phúc như bao bà mẹ khác, chị phải khóc nghẹn không được ôm con tận hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ đầu tiên mà con được đưa ngay vào lồng kính.

Thời gian đó, mặc dù sinh quá non nhưng bác sĩ ở Mỹ luôn nói chiều hướng tích cực nên chị thực sự không hiểu được sự nguy hiểm của các con. Khi bác sĩ cho biết sẽ đưa sữa nhỏ bằng nửa hạt gạo từ từ vào bụng bé vì bé không ăn được bằng miệng, chị cũng đồng ý.

Thế nhưng ngày thứ 2 nhận được cuộc gọi lúc nửa đêm của bác sĩ yêu cầu vào phòng cấp cứu nguy hiểm gấp, nhìn thấy con trai Mikel ra đi, chị mới hiểu được mọi sự nguy hiểm với con mình.

“Lúc đó mình vào nhìn thấy họ đang cấp cứu bé. Họ nói mọi thứ bình thường nhưng tự nhiên con bị nhồi máu lên mắt mũi miệng. Họ không biết nguyên nhân và cũng không biết thế nào nên không thể cứu được con. Mình ôm con 4 ngày trời khóc”, chị Leyna chia sẻ nỗi đau mất con của mình.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 3

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 4

Bé Leo sinh non tuần thứ 23 chỉ nặng 6 lạng. 

Sau nỗi đau ấy, chị Leyna vực dậy tinh thần và nhanh chóng yêu cầu bác sĩ không cho bé Leo ăn nữa vì bản năng người mẹ trong chị cho biết, con chưa hoàn thành được cơ thể nên không ăn được. Bụng con giống như quả bong bóng chỉ cần cho sữa bằng nửa hạt gạo cũng có thể bị vỡ.

Chấp nhận yêu cầu của chị, trong khoảng thời gian 7 ngày khi dây rốn chưa rụng vẫn có thể truyền chất cho bé, các bác sĩ đã phải nghĩ cách để đưa chất dinh dưỡng. Họ lấy 6 lần ven từ tay chân đến bầm tím hết nhưng không được vì bé quá nhỏ.

Sau đó, các bác sĩ phải quyết định phẫu thuật ở ngực để đưa đường dẫn chất dinh dưỡng thẳng vào mạch máu lớn nhất gần trái tim bé. Mặc dù lần đầu tiên thành công nhưng sau đó bị làm lệch đường dẫn ra ngoài nên bé Leo phải mổ lần thứ 2 mới thành công hoàn toàn.  

Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ duy trì được 1 tháng để chờ cho cơ thể bé phát triển theo thời gian bởi nếu lạm dụng sẽ khiến bé bị hại gan, thận sau này.

Chị Leyna cho biết, bác sĩ nói với chị, bé không có bệnh để chữa chỉ là bé chưa phát triển, điều bây giờ cần chỉ là thời gian thôi. Bác sĩ chỉ ở đó để hỗ trợ cho bé mà thôi.  

Chị kể, khi Leo chào đời, bác sĩ chụp não thấy não bé trơn chưa có gì hết và phát hiện bị chảy máu ở não. Thế nhưng một tuần sau chụp lại, vết bầm tự nhiên biến mất không còn dấu vết. Bác sĩ không tin nên chờ một tuần nữa chụp lại và kết quả không có vấn đề gì. Các bác sĩ khẳng định đầu bé hoàn toàn hoàn chỉnh không có gì lo lắng. Vấn đề quan trọng nhất chính là thời gian để cơ thể bé phát triển hoàn thiện dần.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 5

Bé phải trải qua 4 ca phẫu thuật.

Bé Leo là bệnh nhân nhỏ tuổi nhất tại bệnh viện nên các bác sĩ không chỉ đau đầu tìm cách đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể nuôi bé mà còn đau đầu tìm cách cung cấp oxy cho bé khi bé không tự thở được. Vì vấn đề này không biết bao nhiêu lần chị Leyna thót tim khi được bác sĩ gọi vào nửa đêm.  

“Ở trong bụng em bé không thở bằng phổi mà thở nhờ người mẹ. Máu lưu thông trong cơ thể bé bằng một ống đi từ bên ngoài vô thẳng tim. Khi bé sinh ra, ống đó tự đóng lại để máu đi qua các bộ phận cơ thể, qua phổi rồi tới tim. Tuy nhiên, bé chào đời sớm quá nên ống đó không biết phải đóng lại. Bé phải làm phẫu thuật một lần nữa, bác sĩ dùng đầu kẹp nhựa nhỏ xíu để kẹp ống đó lại giúp máu lưu truyền từ phổi qua tim.

Sau phẫu thuật xong oxy trong người bé trở lại bình thường. Người ta bỏ một ống dẫn vô cổ họng bé để bé thở oxy bằng máy vì bé không biết tự thở.

Sau 1 tháng, bác sĩ thử rút ra xem bé thở được không, vậy mà được 2-3 ngày sau bác sĩ gọi thông báo phổi con có vấn đề bị đóng lại. Họ phải thay 4-5 loại máy trợ thở để giúp phổi bé mở ra”, chị Leyna chia sẻ.

Chị Leyna tâm sự, khoảng thời gian con nằm viện dù được bác sĩ chăm sóc chu đáo nhưng chị vẫn túc trực 24/24h chăm con. Sau bao khó khăn, nhiều lần lo lắng về tình hình con, cuối cùng chị cũng đã được ôm con lần đầu tiên vào lòng, ấp kangaroo cho con ở tuần 28. Đó là khoảnh khắc đến bây giờ chị vẫn còn nhớ mãi và rưng rưng khi nhớ lại, giống như ước mơ của chị được ông trời biến thành sự thật.

Khi ấy, con nhỏ xíu, da đỏ đen áp lên lồng ngực khiến chị cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, giúp cho chị có nhiều động lực hơn để cùng con vượt qua quãng đường dài tiếp giành lấy sự sống.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 6

Khoảnh khắc chị ấp con vào lòng lần đầu tiên. 

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 7

Dù sinh non nhưng bé phát triển từng tuần một như bao đứa trẻ bình thường.

Đúng như bác sĩ nói, trẻ sinh non điều quan trọng và cần nhất là thời gian. Bé Leo phát triển qua từng tuần một giống như những em bé ở trong bụng mẹ khác.

Tuần 26, bé đã có thể mở mắt. Tuần 28 phổi bé bắt đầu hoạt động nên  khỏe hơn. Bé có thể đi vệ sinh lần đầu tiên. Không những vậy, bé còn được đưa ra khỏi lồng kính và được bác sĩ lấy ống truyền chất dinh dưỡng vô thẳng mạch máu ra, thay thế bằng tuýp nhỏ dẫn từ miệng tới bao tử để tập cho bé ăn.  

Tuần 30, bé được cai máy thở hoàn toàn, chỉ phải đeo ống thở oxy và đến lúc ra viện có thể tự thở được bình thường.

Tuần 32 bé tập bú sữa mẹ. Bé có thể tự bú được bằng bình sau một ngày học. Và tuần thứ 40 khi đủ ngày đủ tháng sinh, bé có thể tự thở bình thường và được ra viện.

Tuy nhiên vì sinh non, phải đi vệ sinh từ sớm nên ruột bé bị đẩy xuống phía dưới. Để tránh mai sau các bộ phận phát triển khi lớn nên bé Leo phải thực hiện ca phẫu thuật nữa để nâng ruột về đúng vị trí, không phải trở lại bệnh viện nữa.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 8

Hình ảnh Leo được ra viện. 

2,5 tuổi, không ai nghĩ là chỉ sinh non nặng 6 lạng

Chị Leyna thổ lộ, trong thời gian bé Leo nằm viện, mặc dù y tá, bác sĩ chăm sóc nhưng cha mẹ vẫn là chính. Chị phải coi bé từng ly từng tí, từng giờ từng phút. Và chị làm y tá luôn cho con.

Chị kể, hồi ở trong viện, nhìn bác sĩ sử dụng máy thở oxy, vì là kỹ sư nên chị cũng học cách sử dụng máy rất nhanh. Khi không có ai ở đó, chị làm luôn việc của y tá, bác sĩ điều chỉnh oxy cho con vừa đủ. Có lẽ vì canh cho con có oxy cung cấp vừa đủ mọi lúc suốt thời gian dài ở viện mà sau khi ra viện con chị không phải thực hiện cuộc giải phẫu mắt nào, mắt bé cũng không bị ảnh hưởng như không nhìn thấy hoặc bị mù vì nhiều oxy lên mắt.  

Khi về nhà, Leo chỉ có một lần duy nhất phải quay trở lại bệnh viện và vào phòng cấp cứu nghiêm trọng vì bị tăng huyết áp giữa phổi và tim. Trái tim bé bị phình to ra trên mức bình thường đè lên phổi. Sau đó bé phải thở oxy và uống thuốc một tuần. Thậm chí, khi về nhà bé cũng phải thở oxy nhưng vì có kinh nghiệm nên chị Leyna cứ tập thở cho con và trong 3 ngày sau, bé có thể thở được mà không hề có vấn đề gì.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 9

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 10

Ông xã chăm bé khi chị đi làm nên khi biết nói bé gọi bố đầu tiên. 

Nói đến đây chị Leyna tâm sự, ông xã là chỗ dựa rất lớn cho chị trong suốt thời gian qua, khi con nằm viện, chị ở bên trong cùng con, ông xã phải ngủ ngoài xe. Hai vợ chồng cứ sát cánh với nhau hàng ngày. Khi chị đi làm, anh chính là người chăm sóc con. Anh cho con ăn, cho con ngủ, tắm, thay bỉm cho con và ghi mọi công việc chăm con trong ngày chi tiết để 4h chiều đi làm về, chị chăm con cho tới khi đi ngủ. 

Không những vậy, chị còn có bố mẹ đẻ luôn ở bên an ủi. Dù không được vào bệnh viện thăm bé thường xuyên nhưng lúc nào ông bà, chú dì và mọi người trong gia đình cũng đến Đức Mẹ Long Beach cầu nguyện cho bé.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 11

Ông bà ngoại cũng là người động viên chị, cầu nguyện cho Leo rất nhiều để vượt qua.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 12

Leo sinh non nhưng không thua kém anh họ hơn 3 tháng. 

Nhờ có sự đồng lòng của 2 vợ chồng cùng với sự ủng hộ của mọi người trong gia đình mà từ khi con xuất viện đến nay, ai nhìn Leo cũng bất ngờ vì không nghĩ bé là trẻ sinh non chỉ nặng 6 lạng. Bé phát triển như những đứa trẻ bình thường, 6 tháng biết bò, mọc răng, 13 tháng biết đi và biết gọi daddy đầu tiên. Mặc dù hơi buồn vì con không gọi “mamy” nhưng chị vui vì sự phát triển của con như bao bạn đồng trang lứa.

“Leo trầm hơn các bé sinh thường, không khóc và lì đau hơn. Khi té, buồn ngủ chỉ kêu một tiếng mà không khóc um xùm. Con biết nhường nhịn, không mê tivi dù mẹ tắt cũng không khóc. Nói chung con sống nội tâm nhưng rất lanh lợi, phá lắm. Chỉ xem tivi mà bây giờ đã biết 24 chữ cái, biết mặt số từ 0-10 và biết đếm từ 1-20 rồi, mình mới biết luôn”, chị Leyna cười chia sẻ về con trai.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 13

Bé Leo tự ăn khi biết ngồi. 

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 14

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 15

Khi ra viện bé nặng khoảng 3kg và đến bây giờ không ai nghĩ bé là trẻ sinh non. 

Chia sẻ về bí quyết chăm con của mình, chị Leyna cho biết, chị biết trẻ sinh non có sức đề kháng yếu nên kể từ khi bé về nhà, chị không cho ai vào thăm. Chị cũng luôn rửa tay và vệ sinh sạch sẽ mọi thứ vì chị biết bất cứ điều gì chỉ là nhỏ cũng có thể làm cho con rời xa bố mẹ mãi mãi.

3 tháng đầu khi con về cứ 4h chị cho ăn một lần. 6 tháng sau, chị tập cho con ăn bột và cho con ăn đồ ăn dặm sẵn, ngày 2-3 bịch.

Hiểu con nên chị không đi theo chế độ dinh dưỡng thông thường như mọi người mà cho con ăn đồ ăn dạng xay. Chị cho thịt, cá, rau, cơm vào xay, nấu giống như soup rồi đút cho con ăn đến năm 2 tuổi. Mỗi khi con ăn kém chị cho con uống sữa bù, có thể ngày 3 bình sữa vào sáng, trưa, tối, ăn 2 viên kẹo dẻo vitamin và một viên chống cảm cúm virus để tăng cường sức đề kháng.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 16

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 17

Leo là món quà lớn nhất ông trời ban tặng cho vợ chồng chị. 

Vì hay bị ốm vặt nên bé Leo 2,5 tuổi cao được 38 inch (khoảng gần 1m) và chỉ nặng 26,5 pounds (khoảng 12kg). Bé đạt tiêu chuẩn chiều cao và chỉ thiếu cân nặng một chút. Tuy nhiên bé cao và trắng hơn những bé sinh non khác.

Dẫu hiện nay, Leo ăn chậm, bố mẹ vẫn phải đút; Leo cũng nói chậm vì phải học 2 ngôn ngữ của bố và mẹ nhưng chị Leyna chấp nhận hết. Chị không đặt nhiều kỳ vọng vào con như những bạn đồng trang lứa vì chị biết, sau này con lớn cũng sẽ biết hết.

Bây giờ niềm vui mỗi ngày của chị là được ở bên Leo. Đối với chị, bé giống như là một giấc mơ. Mỗi lần nhìn thấy con, chị lại cảm thấy hạnh phúc, thấy mình có phúc vì sau bao sóng gió con vẫn ở bên vợ chồng chị.

Mẹ Việt ở Mỹ sinh non 5 tháng nặng 6 lạng, con 2,5 tuổi không ai nhận ra - 18

Hai người đàn ông quan trọng nhất của chị.

Từ cô bé sinh non, 4 tuổi đi diễn một mình đến vai Dương xoăn Về nhà đi con
Trần Ngọc Lan (bé Thỏ) năm nay 7 tuổi đảm nhận vai diễn Ánh Dương hồi nhỏ trong phim "Về nhà đi con" đang gây sốt hiện nay.
Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh non