Rối loạn kinh nguyệt là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo trong những ngày có kinh.

Tổng quan về bệnh

Theo bmc.edu, rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bất thường khiến chu kỳ kinh không hoạt động bình thường. 

Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì từ 12 - 16 với chu kỳ trung bình là 28 ngày (chu kỳ thay đổi ở mỗi người thường từ 25 ngày đến 35 ngày). Thời gian kéo dài của kỳ kinh từ 3 - 5 ngày. Lượng máu mất đi từ 50 - 150ml. 

Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là những bất thường của chu kỳ về thời gian xuất hiện, thời gian kéo dài, lượng máu kinh so với những chu kỳ bình thường. Hiện tượng này do nhiều yếu tố gây nên như rối loạn nội tiết tố, phụ nữ mới có kinh, tiền mãn kinh… 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không, có mang thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Các bác sĩ đều đồng ý rằng hiện tượng kinh nguyệt rối loạn là một biểu hiện nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe và chức năng sinh sản phụ nữ.  Những ảnh hưởng nguy hiểm khi bị rối loạn kinh nguyệt đó là:

- Thiếu máu: Khi bị rong kinh kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể sẽ bị mệt mỏi, da xanh xao, tim đập loạn nhịp, thở gấp...Nếu không khắc phục sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

- Nguy cơ vô sinh cao: Chu kỳ kinh bất thường ảnh hưởng quá trình rụng trứng, khó có khả năng thụ thai. 

- Dễ mắc các bệnh phụ khoa: Khi bị rối loạn kinh người phụ nữ dễ mắc phải các bệnh như viêm âm đạo, viêm buồng trứng… 

- Ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục

- Ảnh hưởng nhan sắc phụ nữ: 2 hormone đóng vai trò cội nguồn của sắc đẹp phụ nữ là Estrogen và Progesteron, khi bị rối loạn hormone, khí huyết lưu thông không đều dễ khiến khí sắc kém, làn da kém tươi, dễ cáu gắt, nóng tính… 

Nhiều chị em thắc mắc rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không? Khi bị rối loạn, ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng, sức khỏe của chị em, nếu không được điều trị rất khó có khả năng mang thai. 

Các loại rối loại kinh nguyệt

Có nhiều loại rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

- Chảy máu bất thường: Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài

- Trễ kinh: Kinh nguyệt không xuất hiện

- Đau bụng: Kinh nguyệt nhẹ hoặc không thường xuyên

- U xơ: Khối u tử cung không ung thư

- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Khó chịu về thể chất và tinh thần trước kỳ kinh nguyệt

- Rối loạn chức năng tiền kinh nguyệt (PMDD): Khó chịu về thể chất và tinh thần nghiêm trọng trước kỳ kinh nguyệt

Dấu hiệu, triệu chứng

Có rất nhiều biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh mà chị em thường gặp. Cụ thể những dấu hiệu đó là:

1. Bất thường về chu kỳ kinh 

Bất thường về chu kỳ bao gồm các vấn đề đó là:

- Vô kinh: Kinh nguyệt không xuất hiện từ 6 tháng trở lên 

- Kinh nguyệt thưa: Chu kỳ dài trên 35 ngày 

- Kinh nguyệt dày (mau kinh): Chu kỳ ngắn dưới 22 ngày

- Bế kinh: Kinh nguyệt vẫn được bài tiết nhưng không thể ra ngoài. 

- Thống kinh: Kinh nguyệt vẫn xuất hiện nhưng kèm theo các biểu hiện đau thắt ở vùng bụng dưới, đau lưng, tức ngực, vú căng tức, buồn nôn. 

2. Bất thường về thời gian và lượng máu kinh 

Bất thường về thời gian kéo dài trong những ngày có kinh và lượng máu ra trong chu kỳ:

- Cường kinh: Là tình trạng kinh ra nhiều, ồ ạt, kéo dài nhiều ngày

- Thiếu kinh: Là số lượng ngày ra kinh nhỏ hơn 2 ngày, lượng máu kinh chỉ khoảng 20ml hoặc nhỏ hơn.

- Rong kinh: Là hiện tượng kinh nguyệt ra đúng kỳ nhưng thời gian kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi vượt quá 80ml/ kỳ. 

Bất thường về lượng máu và cơ thể mệt mỏi

3. Bất thường về màu sắc máu kinh

Máu kinh bình thường có màu đỏ thẫm, có mùi hơi tanh, không đông. 

Máu kinh bất thường là khi máu có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. 

Bất thường về màu sắc kinh

Nguyên nhân

Rối loạn kinh nguyệt có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

- U xơ tử cung

- Mất cân bằng nội tiết tố

- Rối loạn đông máu

- Ung thư

- Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

- Di truyền 

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt tốt nhất

Đối với điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào các biểu hiện của rối loạn. Mỗi biểu hiện, nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. 

1. Điều trị rối loạn kinh nguyên nhân do bệnh phụ khoa

Việc điều trị rối loạn chu kỳ kinh do mắc các bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung… được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Chị em cần thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

2. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà

Những nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt cơ năng đều có thể thực hiện điều trị và theo dõi tại nhà. Thay đổi những thói quen sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng kinh nguyệt rối loạn, cụ thể là:

- Chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ tránh để cơ thể quá mệt mỏi, ngủ đủ giấc, đặc biệt nên tập thể dục đều đặn từ 15 - 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. 

- Tâm lý thoải mái

Luôn giữ cho tâm lý được thoải mái, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, trò chuyện với người thân, bạn bè, tránh căng thẳng, lo âu…

- Hạn chế, ngưng sử dụng các chất kích thích

Hạn chế hoặc ngừng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe… đó đều là những loại gây tổn hại nội tiết tố, ảnh hưởng chu kỳ kinh. 

- Ngưng sử dụng thuốc tránh thai 

Một trong những tác dụng phụ của thuốc ngừa thai đó là làm rối loạn chu kỳ kinh. Khi bị rối loạn chị em nên ngưng sử dụng và hạn chế tối đa sử dụng thuốc này. 

Lưu ý: Dù với bất kỳ nguyên nhân và biểu hiện rối loạn kinh nguyệt nào, chị em cũng cần đi khám và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống rất nguy hiểm. 

Rối loạn kinh nguyệt nên ăn gì?

Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng trong điều trị kinh nguyệt rối loạn rất quan trọng. Khi bị rối loạn kinh chị em nên sử dụng các thực phẩm sau đây để giúp kỳ kinh nhanh chóng ổn định, giảm các triệu chứng rối loạn:

- Gừng

Gừng có tính ấm, có nhiều Vitamin C, Magie, có tác dụng giảm đau, tăng co bóp tử cung, điều hòa kỳ kinh tốt hơn. Chị em có thể sử dụng gừng để uống trà để tăng hiệu quả. 

- Nghệ tươi

Nghệ tươi giúp điều hòa các hormone, chống co thắt, chống viêm, giảm đau, điều hòa chu kỳ kinh. Bên cạnh đó, nghệ cũng có tác dụng tăng lưu thông máu giúp giảm các cơn đau, cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Chị em có thể sử dụng nghệ pha cùng mật ong uống hàng ngày. 

- Quế

Quế cũng có tính ấm, sử dụng pha trà uống hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt rối loạn, giúp lưu thông máu, điều hòa kinh… 

- Sữa chua

Sữa chua có nhiều canxi và vitamin D giúp giảm những khó chịu do chu kỳ kinh gây ra. Đồng thời, sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn, bảo vệ chức năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng tốt, hạn chế các chứng đau bụng kinh, tiêu chảy do kinh nguyệt… 

- Mướp đắng 

Mướp đắng (khổ qua) có nhiều các vitamin B1,B2,B3, C, khoáng chất như sắt, phốt pho… giúp cải thiện và điều hòa chu kỳ kinh. Chị em có thể ép mướp đắng thành nước uống ngày 1 - 2 ly giúp giảm thiểu các triệu chứng của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 

Ngoài ra, khi bị rối loạn chu kỳ chị em nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ...

Thông Tin Cần Biết

Bệnh phụ khoa khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY