Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 28/05/2020 17:00 PM (GMT+7)

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không đều, chậm kinh, ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những vấn đề liên quan và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ. Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ phải đến gặp bác sĩ phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt và các triệu chứng của chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Các loại rối loạn kinh nguyệt

Có nhiều loại rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

- Chảy máu bất thường: Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều hoặc kéo dài

- Trễ kinh: Kinh nguyệt không xuất hiện

- Đau bụng: Kinh nguyệt nhẹ hoặc không thường xuyên

- U xơ: Khối u tử cung không ung thư

- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Khó chịu về thể chất và tinh thần trước kỳ kinh nguyệt

- Rối loạn chức năng tiền kinh nguyệt (PMDD): Khó chịu về thể chất và tinh thần nghiêm trọng trước kỳ kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách điều trị - 1

Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống phụ nữ.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

- U xơ tử cung

- Mất cân bằng nội tiết tố

- Rối loạn đông máu

- Ung thư

- Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)

- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

- Di truyền 

Các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt là gì?

Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Chảy máu kinh nguyệt bất thường

- Đau hoặc chuột rút ở bụng 

- Stress

- Nhức đầu

- Rối loạn cảm xúc

- Đầy hơi hoặc đầy bụng

Nếu kì kinh nguyệt đến quá thường xuyên (cách nhau dưới 21 ngày), không thường xuyên (cách nhau quá 3 tháng) hoặc kéo dài hơn 10 ngày, bạn cần đến gặp bác sĩ phụ khoa.

Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách điều trị - 2

Kinh nguyệt bị rối loạn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh bằng cách xem xét kịch sử y tế, khám phụ khoa và xét nghiệm Pap smear. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân ghi chép nhật kí kinh nguyệt, bao gồm lượng máu, tình trạng đau và các triệu chứng mỗi ngày.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác. bao gồm:

- Xét nghiệm máu

- Xét nghiệm nội tiết

- Siêu âm: Để phát hiện các điều kiện có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.

- Hysterosonography: Siêu âm sử dụng nước muối vô trùng để mở rộng khoang tử cung, cho hình ảnh tốt hơn.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho hình ảnh phức tạp của tử cung và các cơ quan xung quanh.

- Nội soi ổ bụng

- Sinh thiết nội mạc tử cung

Rối loạn kinh nguyệt được điều trị như thế nào?

Điều trị rối loạn kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mong muốn có con của người bệnh và các yếu tố khác. Các lựa chọn điều trị rất đa dạng, từ thay đổi lối sống đến phương pháp y tế như phẫu thuật, bao gồm:

1. Thay đổi chế độ sinh hoạt

- Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm lượng muối, caffeine, đường và rượu trước kì kinh nguyệt để giảm chuột rút và các triệu chứng khác.

- Thay đổi chế độ nghỉ ngơi, làm việc: Bên cạnh việc tập thể dục, chị em cần nghỉ ngơi điều độ và ăn uống đúng giờ.

- Giảm căng thẳng tinh thần: Những người mắc tình trạng rối loạn kinh nguyệt cần suy nghĩ tích cực hơn, không nên để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, bởi tâm lí sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh.

- Hạn chế hoặc ngưng tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ...: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, gây ra rối loạn ở kinh nguyệt.

2. Điều trị y tế

- Sử dụng thuốc giảm đau: Giúp giảm cảm giác đau và chuột rút ở vùng bụng dưới.

- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết: Giúp giảm dòng máu quá nặng, điều tiết và thậm chí là ngưng kinh nguyệt.

- Điều trị các bệnh lý khác nếu có mà ảnh hưởng đến kinh nguyệt: Bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, ...

- Điều trị bằng phẫu thuật:

Sử dụng nội soi bàng quang, một phương pháp xâm lấn tối thiểu để kiểm tra và điều trị các khu vực quan tâm bên trong tử cung.

Thông qua nội soi, sử dụng một phạm vi chèn vào vết mổ nhỏ ở bụng

Thông qua các kỹ thuật bụng truyền thống: Các thủ tục bao gồm cắt bỏ nội mạc tử cung, phá hủy niêm mạc tử cung để ngừng kinh nguyệt và cắt tử cung, phẫu thuật cắt bỏ tử cung.

Nguồn tham khảo:

Menstrual Disorders - Baylor College of Medicine - 16/01/2016

Rong kinh sau sinh khi nào nguy hiểm, nguyên nhân do đâu?
Rong kinh sau sinh không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Nhưng khi nào cần tìm kiếm hỗ trợ y tế? Đọc bài viết dưới đây để xác định tình trạng trong...

Hoàng Lan (Dịch từ Baylor College of Medicine)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ