Không may ăn phải cá có chứa thủy ngân sẽ khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Nhiễm độc thủy ngân có nguy hiểm không?
Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại dưới trạng thái lỏng ở nhiệt độ và áp suất phòng. Có 2 loại thủy ngân chính là thủy ngân vô cơ và hữu cơ. Cả hai dạng này đều có hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên thủy ngân hữu cơ độc hơn. Loại thủy ngân tồn tại trong cá chủ yếu là thủy ngân hữu có độc tính cao.
Loại thủy ngân này tan trong chất béo, hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh. Chúng đi qua hàng rào bảo vệ rồi tích tụ trong mô não gây tổn thương chức năng não dẫn tới tình trạng rối loạn cảm giác, thị giác, thính giác, ngôn ngữ, vận động và nhiều chức năng khác.
Với trẻ nhỏ, việc hấp thu thủy ngân hữu cơ trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng học tập, tốc độ phản xạ của cơ thể.
Đối với phụ nữ có thai, loại chất này sẽ gây tổn thương chức năng thần kinh sọ não, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, não bộ của thai nhi.
Loại cá nào nhiều thủy ngân nhất?
Mỗi một loài cá khác nhau sẽ có mức độ thủy ngân khác nhau. Cá ăn thịt có kích thước lớn thường chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nguyên nhân là do chuỗi thức ăn của loài cá này mang lại. Chúng ăn càng nhiều loại cá nhỏ, sinh vật phù du thì hàm lượng thủy ngân tích tụ càng lớn.
Các chuyên gia đã chỉ ra một số loài có có hàm lượng thủy ngân cao như: Cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá nhám, cá ngừ… Cụ thể như sau:
1. Cá thu
Cá thu rất giàu vitamin cùng dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải loại cá thu nào cũng nên ăn.
Theo các chuyên gia, những loại cá thu đánh bắt ở Tây Đại Tây Dương và vịnh Mexico có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với bình thường. Theo tờ Healthline, hàm lượng thủy ngân trong cá thu vua lên tới 0.730 pmm, con số này chỉ đứng sau cá kiếm và cá mập.
2. Cá vược
Loài cá vược Chile sống ở vùng nước sâu, vòng đời có thể lên tới 50 năm tuổi. Hàm lượng thủy ngân trong loại cá này trung bình đạt 0.354 ppm, thậm chí nó có thể đạt tới 2.18 ppm.
3. Cá ngừ
So với các loại cá khác, cá ngừ có hàm lượng thủy ngân khá cao. Theo tính toán của các chuyên gia, một phần ăn từ cá ngừ có thể vượt quá lượng thủy ngân tiêu chuẩn mà bạn được phép tiêu thụ mỗi tuần.
Chỉ số thủy ngân có trong một số loại cá ngừ bạn tham khảo:
- Cá ngừ mắt to: 0.689 ppm
- Cá ngừ albacore: 0.358 ppm
- Cá ngừ vây vàng: 0.354 ppm
4. Cá mập
Cùng với cá ngừ, cá mập được xếp vào danh sách những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao nhất hiện nay khi đạt mức trung bình là 0.979ppm.
Cách ngăn ngừa nhiễm độc thủy ngân từ cá
Mặc dù có chứa thủy ngân nhưng cá vẫn là nguồn bổ sung dưỡng chất, axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên bạn nên ăn đều.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi ăn cá, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA khuyến nghị:
- Chỉ nên ăn 2 - 3 bữa cá mỗi tuần (tương đương 227g - 340g).
- Lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: Cá hồi, cá mòi…
- Không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: Cá thu vua, cá kiếm, cá ngòi…
- Chỉ sử dụng loại cá có nguồn gốc rõ ràng, đánh bắt ở những nơi không bị ô nhiễm.
- Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ nhỏ, người lớn tuổi nên hạn chế ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
Ngoài ra, khi mua cá, bạn nên chọn những con có kích thước vừa vặn. Thường cá nhỏ như cá hồi, cá mòi sẽ ít thủy ngân hơn so với các loại cá lớn như cá mập, cá ngừ mắt to…