Những loại rau dưới đây rất quen thuộc nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ gây tổn hại sức khỏe.
Thực tế có rất nhiều điều kiêng kỵ khi nấu các loại rau mà bạn thường ăn, đối với một số người bị cao huyết áp, gút, sỏi, giảm cân thì càng phải chú ý.
Bác sĩ Li Ying, Phó khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Xuanwu, Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ giúp mọi người hiểu rõ về cách ăn 4 loại rau thông dụng sao cho an toàn và phù hợp với sức khỏe của mỗi người.
Những loại rau có hàm lượng purin cao, bệnh nhân gút nên ăn ít
Purin là một hợp chất hóa học mà tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao sẽ tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, dẫn tới bệnh gút.
Bên cạnh những thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật, hải sản, tiết canh dễ phân biệt thì một số loại rau củ có hàm lượng purin tương đối cao có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nếu bạn không cẩn thận.
Ngoài 5 loại rau trên, còn có các loại rau chứa nhiều purin khác như: đậu tây, đậu xanh, đậu Hà Lan, mồng tơi, mà người bệnh gút phải cố gắng tránh.
Những loại rau có hàm lượng natri cao, thêm ít muối khi nấu ăn
Một chế độ ăn nhiều muối hay natri lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim, loãng xương và các bệnh khác. Bên cạnh đó, có một số thực phẩm ẩn chứa nhiều natri nhưng nhiều người nhận ra, đặc biệt là trong rau củ quả.
Các loại rau có hàm lượng natri cao thường có một chút mặn, vì vậy bạn nên cho ít muối khi nấu.
Khuyến nghị lượng muối ăn hàng ngày: Hướng dẫn chế độ ăn uống khuyến cáo lượng muối ăn hàng ngày của mỗi người không được vượt quá 6 gam muối.
Loại rau có hàm lượng tinh bột cao, ăn ít thức ăn chính trong cùng một bữa ăn
Nhiều người kêu ca họ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân nhưng sao vẫn tăng cân, rất có thể họ đã bỏ qua một số món ăn có hàm lượng tinh bột cao hơn và vô tình lượng calo nạp vào cơ thể vượt quá tiêu chuẩn.
100 gram gạo chứa 38 gram carbon và nước, tương đương với 200 gram khoai tây. Những loại rau củ cung cấp nhiều carbohydrate rất dễ xuất hiện cùng một lúc, chẳng hạn như: khoai lang nướng, sườn nấu khoai tây, cơm,... khiến bữa ăn tưởng đơn giản trở thành một bữa ăn carbohydrate.
Các loại rau có hàm lượng carbs cao được khuyến khích ăn theo cách sau: Bạn có thể thay thế một số thực phẩm chủ yếu bằng các loại rau có hàm lượng carbs cao chẳng hạn như khoai lang, khoai môn và khoai mỡ, vì chúng có nhiều chất xơ và cảm giác no hơn cơm.
Rau có hàm lượng axit oxalic cao, nên chần trước khi nấu
Nhiều người có thể không quen với axit oxalic, nhưng bệnh nhân sỏi phải biết rằng nếu nạp quá nhiều axit oxalic sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, kẽm và các khoáng chất khác của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị sỏi.
Các loại rau chứa nhiều oxalic nên ăn theo cách sau: Hầu hết axit oxalic trong rau là kali oxalat, có thể hòa tan trong nước, do đó, rau có axit oxalic cao có thể chần qua nước sôi để giảm bớt axit oxalic và có thể ăn được. Đun sôi rau trong 1 phút có thể loại bỏ hơn 80% axit oxalic.
Điểm lại kiến thức dinh dưỡng trong bài viết này:
● Các loại rau có nhiều purin: Người bị bệnh gút nên ăn ít hơn, chẳng hạn như nấm (khô) và măng tây;
● Các loại rau có hàm lượng natri cao: Nhớ nêm ít muối khi nấu ăn, chẳng hạn như thì là, cải cúc, cần tây;
● Các loại rau nhiều tinh bột: Có thể thay thế một số thực phẩm chủ yếu như khoai lang, khoai môn, khoai mỡ;
● Các loại rau có hàm lượng oxalic cao: Chần trước khi nấu, chẳng hạn như rau dền, rau bina, và củ cải đường.