Ăn trái cây, mọi người thường ăn trái cây tươi. Tuy nhiên mà không biết rằng có những loại trái cây nấu chín, giá trị dinh dưỡng của chúng tăng gấp bội.
Bốn loại trái cây dưới đây sẽ bổ dưỡng hơn khi nấu chín để ăn
1. Quả táo
Táo là loại quả phổ biến nhất và rất nhiều người ưa thích, tuy nhiên, có bao nhiêu người đã phát hiện ra rằng táo khi nấu chín có vị rất ngon? Điều quan trọng là dinh dưỡng sẽ cao hơn, sau khi táo được nấu chín, chất xơ pectin trong táo được làm mềm và giúp cơ thể con người hấp thu dễ dàng hơn, do đó hiệu quả dinh dưỡng đối với sức khỏe tốt hơn.
Táo nấu rượu vang đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300ml rượu vang đỏ, đường kính, bột quế, táo.
Cách chế biến: Táo được gọt vỏ, cắt khúc cho vào nồi. Cùng với đó cho thêm một chút đường kính, bột quế, rượu vang săm sắp nước. Sau đó đun trong 15 phút trên lửa nhỏ và thưởng thức.
2. Quả bưởi
Hầu hết mọi người chỉ ăn bưởi tươi. Chắc chắn ít người biết đến món trà bưởi mật ong. Một loại thức uống được làm từ vỏ và thịt bưởi rất tốt cho sức khỏe, có chứa flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa, giảm độ nhớt trong máu, giảm cân, chống lão hóa.
Trà bưởi mật ong
Nguyên liệu: 1 quả bưởi, 150ml mật ong, muối, 200g đường (đường phèn thì càng tốt vì vị ngọt sẽ thanh hơn)
Bưởi sau khi bổ bóc múi, ép bỏ riêng bã và nước. Còn vỏ bưởi thái sợi, ngâm nước muối trước 1 tiếng. Trút phần vỏ bưởi vừa cắt vào một nồi nhỏ, đổ nước xâm xấp bề mặt rồi đun sôi, dùng đũa đảo nhẹ cho vỏ bưởi chín đều rồi hạ nhỏ lửa. Sau đó thêm phần bã bưởi đã được ép nước vào nồi đun tiếp. Lượng nước trong nồi đã cạn thì cho nước bưởi vào tiếp tục đun đến khi nước trong nồi sánh lại thì thêm đường khuấy đền.
Tiếp tục đun cho đến khi cả nồi nước có màu vàng nhạt, hỗn hợp nước đường, bưởi bắt đầu keo lại thì tắt lửa. Chờ nhiệt độ trong nồi giảm xuống khoảng 50 độ C thì đổ mật ong vào, đảo đều. Đợi nguội rồi đổ ra bình hoặc lọ chứa, cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần cho 1 - 2 thìa nước bưởi vào cốc, thêm chút nước và mật ong, khuấy đều và thêm đá là cả nhà đã có thức uống cực thơm ngon
3. Quả lê
Đối với nhiều người đã biết cách sử dụng quả lê nấu để chữa bệnh. Đặc biệt dùng lê nấu với đường phèn. Lê sau khi nấu chín có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, dưỡng ẩm, giải nhiệt, giảm đau họng, khô họng, phổi khô và ho.
Lê chưng đường phèn
Nguyên liệu: Một quả lê và một chút đường phèn.
Đem lê rửa sạch và cắt 1/4 quả lê bao gồm cả phần cuống, để riêng phần này ra, dùng dao khoét sạch phần lõi lê ở 3/4 còn lại và nhồi đường phèn vào phần lõi với một lượng vừa đủ. Dùng1/4 quả lê đã cắt trước đó làm nắp đậy kín quả lê. Sau đó cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 20 phút cho lê chín mềm là ăn được.
Mỗi ngày ăn cả nước và cái 1 quả lê chưng đường phèn, có thể ăn vào buổi sáng hoặc tối. Món ăn này không chỉ tốt cho trẻ bị ho mà còn tốt cho người lớn bị viêm cuống phổi mạn tính.
4. Táo tàu
Nhiều người thích ăn táo tàu tươi, quả táo tàu tươi khi ăn sống có vị giòn và ngọt nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây kích thích dạ dày, nhưng dùng táo tàu nấu với hạt sen sẽ có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Món này có tác dụng bổ phổi, dùng nóng hay lạnh đều được.
Táo tàu hạt sen
Nguyên liệu: 100g táo tàu đỏ, 100g hạt sen khô, 300g đường phèn.
Táo tàu nên chọn táo đỏ, rửa sạch, ngâm nước ấm cho táo nở. Vớt ra để ráo. Hạt sen chọn hạt nhỏ sẽ thơm và ngon hơn sen thường. Rửa sạch hạt sen, cho vào nồi luộc chín, vớt ra, xả nước lạnh để món ăn không bị đục nước. Đổ khoảng 1,5 lít nước vào nồi, cho đường phèn vào nấu tan. Đường phèn tan hết, mới bỏ táo tàu vào nấu sôi khoảng 5 phút, tắt bếp, cho hạt sen sôi nhẹ lên là được.