5 thói quen sinh hoạt làm dương khí cơ thể giảm sút, người yếu, dễ bệnh tật

Ngày 15/04/2022 06:45 AM (GMT+7)

Dương khí giảm sút khiến bạn dễ mỏi mệt, xanh xao, thiếu năng lượng phục vụ cho sinh hoạt.

Y học Trung Quốc thường ví dương khí như sinh mệnh. Trong tài liệu "Hoàng Đế Nội Kinh" có nhiều ghi chép về dương khí của cơ thể, trong đó ví thủy là âm, hỏa là dương, coi "tích dương là trời, tích âm là đất"... Theo quan điểm này, vạn vật trên thế giới đều bao gồm âm và dương, trong đó dương khí là yếu tố vô hình, là nguồn năng lượng của sự sống con người. 

Cân bằng âm, dương trong cơ thể rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

Cân bằng âm, dương trong cơ thể rất quan trọng. (Ảnh minh họa)

Dương khí không đủ gây tác hại gì cho cơ thể? 

Thiếu dương khí khiến cơ thể lạnh, thể hiện rõ ở tay, chân thiếu độ ấm. Cơ thể không đủ năng lượng dương, dù khí hậu mát mẻ nhưng cũng đã thấy gai gai người, mặc nhiều áo vẫn thấy không bớt lạnh. Dưới cùng một nhiệt độ, có người cảm thấy dễ chịu, có người lại cảm thấy rất rét.

Một người khi cơ thể thiếu dương khí sẽ rất yếu, uể oải, thiếu năng lượng, gương mặt thiếu sức sống, môi tái nhợt. Thể trạng luôn mệt mỏi khiến bạn không muốn vận động, thường thấy buồn ngủ và đau lưng. Ngoài ra, việc thiếu dương khí sẽ khiến cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch suy giảm, khó có thể chống lại các vi khuẩn, virus từ bên ngoài, do đó dễ mắc các bệnh khác nhau.  

Làm thế nào bổ sung dương khí cho cơ thể? 

Làm việc và nghỉ ngơi luân phiên, đều đặn là cơ sở để bổ sung năng lượng dương khí, theo Đông y. Giấc ngủ khoa học là chìa khóa của dương khí. Giờ ngủ tốt nhất là giờ Hợi tới Sửu (từ 21h tới 3h sáng). Trong quy luật âm dương, âm tương đương với ban đêm, dương khí tương đương với ban ngày, sự luân chuyển âm dương được thực hiện trong giấc ngủ, do đó, khi bạn ngủ, cơ thể được nạp năng lượng. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, đúng giờ, dương khí trong cơ thể bị tổn thương, khiến bạn mắc bệnh.

Người thiếu dương khí thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Người thiếu dương khí thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi. (Ảnh minh họa)

Tập thể dục giúp tăng cường dương khí trong cơ thể cũng rất hữu ích. Bài tập "Ngũ Cầm Hí" - bài dưỡng sinh của Thần y Trung Quốc Hoa Đà giúp cải thiện chức năng ngũ tạng, dựa trên mô phỏng động tác của hổ, hươu, gấu, khỉ, chim... giúp khí huyết lưu thông, không sinh bệnh tật. Tuy nhiên, việc vận động nên vừa sức, không quá mức, đặc biệt với người huyết áp thấp, bởi động năng sinh ra dương khí, nhưng cũng tiêu hao dương khí. 

Đông y cũng lưu ý nên ăn, uống ít đồ lạnh để củng cố dương khí. Vào mùa hè, đa phần chúng ta thích ăn, uống đồ lạnh, tắm nước lạnh, nằm điều hòa nhiệt độ quá thấp... rất có hại cho cơ thể, đặc biệt là lá lách, dạ dày, khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân, tiêu chảy... Do đó, nên ăn đồ ăn ấm, nóng, tắm nước mát vào mùa hè. Việc tắm lạnh lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh xâm nhập, làm tiêu hao năng lượng dương trong cơ thể. Nếu bạn thấy lạnh người, nên thực hành thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ rất có lợi. 

Ngoài ra, căng thẳng tinh thần quá mức hoặc chịu cảm xúc tiêu cực kéo dài khiến năng lượng dương trong cơ thể giảm sút. Do đó, nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, như vậy dương khí thêm dồi dào. 

Bất kể nam hay nữ, cứ rèn 5 thói quen này là chậm lão hóa, đuổi bệnh tật
Ngoài lựa chọn thực phẩm, thói quen sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn trẻ hơn tuổi nhờ làm giảm tốc độ lão hóa cơ thể. 

Sức khỏe phụ nữ

Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe ngày nóng