Vì sao tiêm liều 2 vắc xin ngừa COVID-19 lại dễ gặp phản ứng mạnh hơn liều 1?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/09/2021 14:45 PM (GMT+7)

Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 2 thường sẽ có phản ứng tăng nặng hơn mũi 1 nhưng bạn không nên quá lo lắng.

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 phản ứng tăng hơn mũi 1

Hiện nay, Bộ Y tế cấp phép lưu hành 6 loại vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam và khuyến cáo người dân không nên có tư tưởng lựa chọn loại vắc xin nào để tiêm, bởi vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất.

Tất cả các loại vắc xin đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam đều phải tiêm 2 mũi để đảm bảo tính sinh miễn dịch và có hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Khoảng cách tiêm mũi 1 và mũi 2 tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Trong đó, mũi một và mũi 2 tiêm vắc xin Astra Zeneca của Anh cách nhau lâu nhất từ 8 đến 12 tuần.

Với những trường hợp đã được tiêm mũi 1, đang chờ để tiêm mũi 2 rất nhiều người băn khoăn: Liệu phản ứng sau tiêm mũi 2 nặng hay nhẹ hơn so với mũi 1?

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 thường có phản ứng mạnh hơn so với mũi 1.

Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 thường có phản ứng mạnh hơn so với mũi 1.

Giải đáp câu hỏi này, TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, phản ứng sau tiêm vắc xin phụ thuộc vào từng loại vắc xin và cơ địa mỗi người. Tất cả các loại vắc xin khi tiêm mũi 2 vẫn có những tác dụng phụ nhất định, thậm chí phản ứng còn tăng nặng hơn so với khi tiêm mũi 1.

“Chuyện tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 có phản ứng mạnh hơn so với tiêm mũi 1 là hết sức bình thường, nhưng không phải 100% đều có phản ứng nặng hơn. Điều đó còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người hoặc mỗi loại vắc xin.

Tuy nhiên, đa số tiêm mũi 2 phản ứng mạnh hơn do trong cơ thể đã có sẵn kháng thể, khi tiêm mũi thứ 2 sẽ kích hoạt để đẩy miễn dịch lên cao hơn, đó là điều tất yếu và là hiện tượng hết sức bình thường.

Nếu gặp phản ứng mạnh hơn sau khi tiêm mũi 2, bạn không cần quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan. Hãy chú ý theo dõi các triệu chứng như khuyến cáo của cơ quan y tế, trường hợp có dấu hiệu phản ứng nặng cần đến cơ sở y tế để được theo dõi và tư vấn.

Tóm lại, người dân nếu được tiêm và đủ điều kiện tiêm mũi 2 thì hãy thực hiện ngay kẻo mất cơ hội, không nên nghe những thông tin trên mạng rồi sợ hãi, bỏ tiêm”, TS Khanh chia sẻ.

Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin COVID-19 là sưng đau vết tiêm, sốt, a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/suc-khoe/thanh-nien-19-tuoi-tu-vong-sau-khi-uong-chai-nuoc-da-bac-si-chi-ra-sai-lam-nghiem-trong-rat-nhieu-nguoi-mac-phai-c131a606991.htmlmệt mỏi/a...

Phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin COVID-19 là sưng đau vết tiêm, sốt, mệt mỏi...

Theo TS Khanh, phản ứng xảy ra khi tiêm vắc xin mũi 2 cơ bản cũng giống như mũi một, đó là xuất hiện tình trạng sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau chỗ tiêm… Với trường hợp xuất hiện tình trạng nôn mửa, hạ huyết áp, đau đầu dữ dội, sốt cao không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường thì cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.

Lưu ý sự khác biệt về triệu chứng khi tiêm vắc xin và mắc COVID-19

Đối với nhiều trường hợp, nhất là những người đang ở trong vùng dịch, khi đã tiêm vắc xin mũi 1 rồi vẫn mắc COVID-19, TS Khanh cho rằng điều đó cũng không có gì bất thường, thậm chí tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể mắc bệnh. Bởi tất cả các loại vắc xin hiện này chưa một loại nào có thể bảo vệ 100%.

“Trường hợp tiêm vắc xin mũi 1 rồi mà vẫn mắc COVID-19, đã được điều trị khỏi thì đến lịch cũng không tiêm mũi 2. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, tất cả trường hợp đã mắc COVID-19 đều tạm hoãn việc tiêm vắc xin trong vòng 6 tháng”, TS Khanh nói.

Khi đi tiêm vắc xin người dân đặc biệt lưu ý việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

Khi đi tiêm vắc xin người dân đặc biệt lưu ý việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch.

BS Khanh khuyến cáo, khi đi tiêm vắc xin mọi người cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo phòng bệnh để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Bởi đã có trường hợp mắc COVID-19 cùng thời điểm tiêm vắc xin, nhưng khi xuất hiện triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi lại cứ nghĩ đó là do phản ứng sau tiêm, tới khi triệu chứng nặng mới phát hiện mắc bệnh.

“Người dân cần phải lưu ý, các triệu chứng như sốt, mệt mỏi do tiêm vắc xin sẽ qua rất nhanh, thường chỉ trong vòng 24 đến 72 giờ. Với trường hợp sau 4 ngày mà bạn vẫn sốt, thậm chí kèm theo ho, khó thở, đau mỏi người thì rất có thể đó là triệu chứng mắc COVID-19, cần test nhanh hoặc xét nghiệm sàng lọc.

Những trường hợp mắc COVID-19 đúng thời tiểm tiêm vắc xin ngừa bện cũng không cần quá lo lắng, vì vắc xin không làm tăng nặng bệnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe”, BS Khanh thông tin.

Kết hợp mũi 2 cùng loại hay khác loại mũi 1:

Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế:
- Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)
- Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm
- Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer
- Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.
- Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna.

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 

Theo Quyết định 3588/QĐ-BYT, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như sau sẽ hiệu quả nhất:
- Vắc xin AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần.
- Vắc xin SPUTNIK V: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.
- Vắc xin Pfizer: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần.
- Vắc xin Sinopharm: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần.
- Vắc xin Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần.

Sức khỏe người đàn ông tiêm cùng lúc 2 mũi vắc xin Sinopharm ra sao?
Người đàn ông tiêm cùng lúc 2 mũi Sinopharm đã gặp một số phản ứng không mong muốn. Người bệnh đã được chính quyền và y tế địa phương theo dõi hỗ trợ,...

Vắc xin COVID-19

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19