Gan là cơ quan chính và phải hứng chịu nhiều nhất từ những thói quen xấu và điểm yếu của chúng ta. Dưới đây là 9 thói quen hằng ngày có thể dần dần tàn phá gan và gợi ý giúp bạn dưỡng gan.
Dùng thuốc tùy tiện
Quảng cáo ngập tràn về những viên thuốc kỳ diệu; ngại đi khám; dễ dàng mua thuốc… tất cả những yếu tố này góp phần vào việc dùng thuốc tùy tiện. Đúng là thuốc có thể giúp giảm đau, bớt co thắt, khỏi tiêu chảy, nhưng sau tất cả, việc loại trừ các triệu chứng không phải là điều trị bệnh. Và việc lạm dụng thuốc khiến gan phải lãnh đủ. Nó phải trung hòa tất cả các hóa chất, loại bỏ chất độc và cần thời gian để phục hồi trước những đợt uống thuốc kế tiếp của chúng ta.
Rượu
Có vẻ như chẳng tệ nếu uống vài ly rượu vang ngon mỗi tuần. Nhưng nếu thêm vài cốc rượu mạnh hay vài chai bia thì khác. Hơn nữa, mức độ gây hại gan không phụ thuộc vào độ nặng của rượu. Rượu mạnh hay nhẹ đều gây hại.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe gan của bạn. (Ảnh minh họa)
Mỗi ngày, dù giàu hay nghèo, có địa vị cao hay thấp, chúng ta phải trải qua những tình huống căng thẳng, chịu đựng sự quá tải thần kinh, những cơn giận dữ bùng nổ. Khi căng thẳng, một lượng lớn hormone stress được tiết vào máu, với hệ quả là tim đập nhanh, giãn đồng tử, thở gấp. Sau đó, các hormone bị phá hủy, cùng với sự hình thành các gốc tự do. Chúng sẽ hủy hoại gan, đồng thời làm suy yếu chức năng bảo vệ của gan.
Thừa cân
Ngày nay, không ít người có vấn đề về cân nặng. Mỗi người đối phó một cách. Một số thì đơn giản là mua quần áo mới vừa hơn, vài người khác thì gặp trục trặc về mặt thẩm mỹ. Nhưng ít ai biết rằng ngoại hình dư cân còn dễ đi kèm với béo phì bên trong. Gan phải gánh chịu đầu tiên bởi nó chịu trách nhiệm tổng hợp và tích lũy chất béo, các tế bào của nó sẽ dần dần thoái hóa thành nhiễm mỡ, thay thế các tế bào khỏe mạnh.
Ăn nhiều đồ ngọt
Nhiều người nói rằng họ không thể cưỡng lại đồ ngọt dù biết nó ảnh hưởng tới vóc dáng. Không may là, nạp quá nhiều đường cũng tác động tới sức khỏe gan, khiến chức năng gan bị hỏng. Mối nguy của việc tiêu thụ nhiều đường còn nằm ở việc đường fructose được thêm vào - loại đường chỉ có thể được xử lý bởi gan. Tăng nạp chất bột đường cũng thường dẫn tới sự viêm nhiễm ở tế bào gan.
Ăn nhiều đồ ngọt có thể khiến gan quá tải. (Ảnh minh họa)
Chất béo chuyển hóa
Loại chất béo bão hòa này được tìm thấy lượng lớn trong đồ ăn nhanh, các sản phẩm đã chế biến một phần và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Chất béo chuyển hóa góp phần phá vỡ chuyển hóa lipid trong gan. Các tế bào gan không thể xử lý một lượng chất béo bão hòa lớn. Điều này dẫn tới việc tăng mức độ cholesterol xấu và tình trạng bệnh tim.
Lười vận động
Ít hoạt động thể chất thường đi liền với nhiều thứ bệnh, đồng thời góp phần tích lũy calo thừa, giảm nguồn cung cấp máu tới gan và làm gián đoạn quá trình sử dụng chất béo. Lượng chất béo này sẽ tích tụ ở gan, phá hủy các tế bào gan. Theo thời gian, gan không còn thực hiện được các chức năng của nó nữa.
Thiếu nước
Nước là căn bản của cuộc sống và cần thiết cho tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuổi tác nhiều lên, sự trao đổi chất chậm lại, nhu cầu nước cho tế bào giảm đi. Gan không phải ngoại lệ. Để giúp thải độc cho cơ thể, việc quan trọng là cần nạp đủ nước.
Ăn kiêng
Thích kiêng khem không tốt cho sức khỏe gan. Nhiều người nghĩ để mình đói lả có thể tạo cú hích cho sức khỏe và kiêng khem ăn uống sẽ giúp cơ thể được thanh lọc. Điều này không đúng. Lượng vitamin và khoáng chất chúng ta cần đều lấy từ thực phẩm, việc thiếu thốn sẽ gây hại cho gan.