Không chỉ có rượu bia, 3 thói quen xấu ngày Tết dưới đây của nhiều người vô tình tăng áp lực cho gan không kém
Tại sao uống rượu lại làm tổn thương gan?
Gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Nó có thể đảm nhiệm hơn 500 công việc trong cơ thể của bạn. Để nói về những tác nhân ảnh hưởng đến gan, rượu bia là một trong những nguyên nhân phá huỷ gan hàng đầu. Vì trong quá trình uống rượu, gan phải đảm nhiệm việc chuyển hoá rượu và phân huỷ các chất chuyển hoá có hại trong rượu.
Sau khi rượu vào cơ thể con người, có đến 90% lượng cồn còn lại sẽ tiến thẳng đến gan. Tại gan, dưới tác dụng của enzyme ADH, ethanol (cồn) có trong rượu sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, đây chính là chất chuyển hóa trung gian gây độc cho cơ thể. Tiếp theo đó, dưới tác dụng của các enzyme khác tại gan, quá trình oxy hóa sẽ diễn ra giúp acetaldehyde biến đổi thành acid acetic, sau đó phân huỷ thành CO2 và nước đào thải ra ngoài.
Trong quá trình trao đổi chất này, acetaldehyde là thủ phạm chính gây tổn thương gan, có thể gây tổn thương tế bào gan và làm tăng transaminase, trong trường hợp nặng có thể gây tổn thương tế bào gan không thể phục hồi, lâu ngày sẽ phát triển thành xơ gan hoặc thậm chí là ung thư gan.
Trong những ngày Tết, uống rượu gần như là “tiết mục” không thể thiếu trên bàn ăn, tuy nhiên từ góc độ sức khỏe, khuyên mọi người uống rượu càng ít càng tốt.
3 thói quen ngày Tết hại gan hơn uống rượu
1) Thức khuya
Thức khuya ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt đối với người trẻ. Dù là thức khuya để làm việc, hay thức khuya lướt web, chơi game, thì thói quen này đều gây tổn hại cho gan.
Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của não. Lúc này sức khoẻ của gan đương nhiên bị ảnh hưởng. Thời điểm tốt nhất cho sức khỏe của gan và túi mật là khi chìm vào giấc ngủ trước 11 giờ đêm. Gan và túi mật mới có thể được nghỉ ngơi đầy đủ nhất.
Có người cho rằng, ban đêm không ngủ thì sẽ ngủ bù vào ban ngày, nhưng thực tế không phải vậy, mỗi phủ tạng trên cơ thể con người đều có lịch trình nghỉ ngơi khác nhau, hơn nữa ngủ vào những thời điểm khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc thức khuya trong thời gian dài cũng sẽ làm cho lượng đường trong máu dao động rất lớn, thậm chí còn làm tăng tình trạng nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường.
Trong dịp Tết, mọi người có nhiều hoạt động xã hội hơn, do đó thường xuyên thức khuya hơn, khuyên mọi người nên chú ý đi nghỉ ngơi sớm, để bảo vệ gan, đồng thời cũng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.
2) Ăn quá nhiều
Vào những ngày Tết, hầu hết mọi người sẽ ăn uống rất nhiều, đặc biệt chủ yếu ăn nhiều thịt cá, ngoài uống rượu bia, còn uống cả các loại nước ngọt có ga, nước hoa quả,…
Với khối lượng công việc đè nặng lên gan, nếu bạn tăng thêm gánh nặng cho nó như ăn những đồ nhiều dầu mỡ khó tiêu thì gan sẽ không thể xử lý kịp thời dưới áp lực rất cao này.
Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa 3 chất dinh dưỡng chính trong cơ thể con người, nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ không thể chuyển hóa thành đường mà bị tích trữ trong tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, về lâu dài có thể gây ra xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
Vì vậy, buổi tối trong những Tết bạn nên ăn nhẹ, rau củ vừa phải, ít thức ăn giàu đạm là cách tốt nhất.
3) Uống thuốc giải rượu sau khi say có thể làm hoại tử gan
Nhiều người có tâm lý không sợ say, chỉ cần uống thuốc giải rượu, họ sẽ không cảm thấy khó chịu. Thực chất, viên giải rượu chỉ có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái say xỉn.
Rượu xâm nhập hệ thần kinh rất nhanh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản các tế bào não ở những vùng chịu trách nhiệm về nhân cách, phán đoán, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Việc uống viên giải rượu vào lúc này sẽ làm tăng gánh nặng cho não.
Rượu và thuốc cùng một lúc được chuyển hóa qua gan làm gan tê liệt, gây tương kỵ về mặt hóa học, gan làm việc quá tải gây tích lũy chất độc ở gan, trường hợp nặng còn gây hoại tử gan.
Đã bị say rượu mà bạn dùng viên giải rượu tức là bạn đang “ép” các bộ phận trong cơ thể làm việc vất vả gấp nhiều lần. Hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là gan và hệ thần kinh. Vậy nên không có thần dược nào giúp người uống rượu không say. Viên thuốc giải rượu thực tế không có nhiều lợi ích như mọi người thường nghĩ.
Vì vậy, nhắc nhở mọi người rằng, trong các ngày lễ Tết, hãy chú ý kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, cố gắng tránh làm những việc hại gan.