Nhiều gia đình tận dụng ban công, sân thượng để trồng rau vì cho rằng như vậy sẽ có rau sạch để sử dụng. Tuy nhiên, liệu trồng rau theo cách này có thật sự sạch?
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
Ông thường xuyên tham gia các tọa đàm lớn về dinh dưỡng,...
Hiện nay, không ít gia đình tận dụng khoảng không ở ban công, sân thượng để tự trồng rau thủy canh. Quá trình trồng và chăm sóc cũng được đầu tư rất tốn kém và công phu. Mục đích duy nhất của những người trồng rau là được ăn rau sạch, rau an toàn do chính tay mình làm ra.
Tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, lý do chính mọi người đầu tư kinh phí, công sức để tự trồng rau là vì họ lo sợ rau bẩn, không tin tưởng rau mua ngoài chợ.
Tiến sĩ Từ Ngữ cho rằng việc tự trồng rau thủy canh chưa chắc đã sạch theo đúng nghĩa. Ảnh minh họa.
Tiến sĩ Từ Ngữ cho biết rất khó để trả lời câu hỏi: Tự trồng rau thủy canh liệu có sạch hay không? Vì vấn đề rau sạch được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Đối với rau thủy canh, nếu nhìn về cảm quan không có đất, không có vi khuẩn cũng có thể gọi là sạch. Nhìn dưới góc độ vệ sinh, khi ăn rau thủy canh tự trồng vẫn có vị rau, không bị ngộ độc, không bị tiêu chảy, không gây bệnh thì cũng có thể xem là sạch.
Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì canh tác kiểu đó (thủy canh) là phi tự nhiên, vì canh tác đúng tự nhiên phải có đất. Hơn nữa, rau thủy canh tự trồng nếu đưa đi xét nghiệm các hàm lượng dinh dưỡng có trong rau như các vitamin thì sẽ không thể bằng rau trồng theo kiểu truyền thống. "Cá nhân tôi không liệt rau thủy canh tự trồng là rau sạch", tiến sĩ Từ Ngữ nêu quan điểm.
Đối với các loại rau được các gia đình trồng ở thùng xốp hay tận dụng bãi đất trống vỉa hè, bác sĩ Từ Ngữ cho rằng loại rau này chỉ sạch theo cách nghĩ mình tự trồng, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, còn xét đầy đủ các khía cạnh khác lại không hề sạch.
Theo phân tích của vị chuyên gia này, rau trồng ở thùng xốp, vỉa hè hay thậm chí là rau thủy canh trồng trên sân thượng, do không khí ô nhiễm nên lá sẽ hấp thụ rất nhiều bụi bẩn. Đó là lý do tại sao các nơi trồng rau chuyên canh phải trồng trong nhà có tấm chắn.
“Với cá nhân tôi, tôi không tự trồng rau. Trước đây tôi có thói quen ăn rau lá, nhưng giờ tôi chuyển sang ăn các loại rau củ, mục đích là để hạn chế được tối đa tồn dư hóa chất nếu có”, tiến sĩ Từ Ngữ nói.
Đa số mọi người tự trồng rau thủy canh để phục vụ gia đình sẽ rất an toàn. Ảnh minh họa.
Nói về rau thủy canh, quản lý một công ty chuyên cung cấp dụng cụ, dung dịch trồng loại rau này cho biết, nếu xét về giá trị dinh dưỡng, rau thủy canh thua kém so với rau hữu cơ. Đó là lý do khi thu hoạch, rau thủy canh nhanh bị héo và ăn thấy nhạt chứ không đậm đà như rau trồng trong đất.
Còn về độ an toàn hay còn gọi là rau sạch, mọi người hoàn toàn yên tâm nếu thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn. Theo vị này, rau thủy canh chỉ gây hại cho sức khỏe khi người trồng pha dung dịch quá liều lượng cho phép, vì thế người trồng cần phải thực hiện theo hướng dẫn, pha dung dịch theo đúng tỷ lệ.
Một vấn đề rất quan trọng khi trồng rau thủy canh đó là nguồn nước. Theo đó, nguồn nước trồng rau cần phải đảm bảo an toàn, không bị nhiễm tạp chất, nhất là kim loại nặng. Trường hợp, nước bị nhiễm kim loại nặng mà không biết hoặc vẫn cố tình đem trồng thì rau không thể sạch được.
"Đa phần người dân tự trồng rau thủy canh thì sẽ cho nguồn rau an toàn, vì họ trồng để gia đình mình sử dụng nên từ khâu pha dung dịch, chăm sóc sẽ rất chú ý, làm theo đúng hướng dẫn. Tuy nhiên, đối với các cơ sở trồng rau thủy canh để kinh doanh, đôi khi vì lợi nhuận họ pha hóa chất không đúng tỷ lệ để rau phát triển nhanh, khi đó rau thủy canh sẽ không còn an toàn nữa vì có nguy cơ tồn dư hóa chất", vị lãnh đạo công ty này cho hay.
Tin liên quan
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Tin bài cùng chủ đề TS.BS Từ Ngữ
Hiện đang là thời điểm vào mùa của rất nhiều loại rau, trong đó có một loại rau rất thông dụng, được bán đầy ngoài chợ với giá rẻ nhưng lại được ví như “tổ yến” của người nghèo.