Trang Healthdaily khuyến cáo 9 loại thực phẩm giúp thải độc gan, bảo vệ sức khỏe bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng tuần.
Không thể coi thường khả năng gây chết người của kim loại nặng
Năm 2008, tạp chí y khoa nổi tiếng "Lancet" đã đề xuất rằng các chất độc từ môi trường, có thể cản trở sự chuyển hóa cholesterol trong cơ thể và làm tăng sức đề kháng insulin. Trong đó, nhiễm kim loại nặng gây nguy hiểm vô cùng lớn đối với sức khỏe.
Kim loại nặng thường lắng đọng trong thận, dây thần kinh sọ não, tim mạch, tuyến tụy, xương hoặc các tuyến nội tiết và các cơ quan khác và gây hại cho cơ thể con người. Ví dụ, nhiễm độc chì có thể làm giảm trí thông minh của trẻ em và gây thiếu máu; asen (thạch tín) có thể gây ra nhiều triệu chứng ngộ độc, thậm chí có thể liên quan đến bệnh tiểu đường, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư da, và ung thư bàng quang.
Bị ngộ độc gạo cadmium rất nguy hiểm cho sức khỏe
Ngoài ra, nhiều vụ ngộ độc gạo cadmium đã xảy ra, nếu cơ thể bị nhiễm độc cadmium sẽ gây ra các cơn đau dữ dội trong xương, giòn xương, dễ bị gãy xương, cũng giống như sự cố ô nhiễm cadmium xảy ra ở Nhật Bản năm 1955. Nó gây ra những cơn đau không thể chịu đựng được trong xương của bệnh nhân.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bệnh nhân Alzheimer có hàm lượng nhôm cao trong não, và có báo cáo về ô nhiễm nhôm ở trẻ em mắc chứng tăng động kém chú ý. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nồng độ nhôm trong huyết thanh của bệnh nhân hen cao gấp 2 lần so với người bình thường.
9 loại rau giúp cơ thể thải độc, tăng cường sức khỏe
Gan là cơ quan giải độc quan trọng trong cơ thể, những người có chức năng giải độc gan kém, hoặc những người bị nhiễm kim loại nặng trong cơ thể có thể tiêu thụ nhiều hơn các loại thực phẩm sau đây để giúp hệ thống enzym giải độc gan để hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý đến vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để không làm tăng gánh nặng giải độc cho gan:
1. Các loại rau họ cải: bao gồm bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, súp lơ, cải ngọt… Các loại rau họ cải là nguồn chính cung cấp glutathione giúp kích hoạt các enzym làm sạch độc tố của gan. Ăn loại rau này sẽ làm tăng sản xuất glucosinolate trong hệ thống của bạn, giúp loại bỏ các chất gây ung thư và các chất độc khác.
2. Tỏi: Tỏi chứa nhiều lưu huỳnh, có tác dụng kích hoạt các enzym gan giúp cơ thể thải độc ra ngoài. Chất selen trong tỏi là vi chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường mức độ enzym chống oxy hóa tự nhiên trong gan.
3. Nghệ: Curcumin là thành phần hoạt động trong nghệ, và có đặc tính sinh học mạnh mẽ. Loại củ này giúp các enzym đào thải chất độc ra ngoài và chứa chất chống oxy hóa giúp tái tạo các tế bào gan khỏe mạnh. Nó còn hỗ trợ gan giải độc kim loại, đồng thời thúc đẩy sản xuất mật, giúp thận khỏe mạnh.
4. Trà xanh: Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy uống trà xanh mỗi ngày có thể cải thiện các chỉ số máu về sức khỏe của gan. Các polyphenol và catechin trong trà xanh có thể kích hoạt hệ thống giải độc gan.
5. Quả bơ: Ăn quả bơ một hoặc hai lần một tuần để giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và ức chế sự tích tụ chất độc trong gan.
6. Hoa quả mọng nước: Trái cây họ cam quýt có một lượng vitamin C tốt, giúp tăng cường các enzym giải độc. Quả bưởi đặc biệt có lợi vì chứa hai chất chống oxy hóa chính: naringin và naringenin. Những chất này có thể giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương bằng cách giảm viêm và bảo vệ các tế bào gan.
7. Táo: Ăn táo cả vỏ, trong đó chất xơ không hòa tan và pectin có thể cải thiện hiệu quả giải độc của ruột và giảm gánh nặng giải độc của gan.
8. Măng tây: Chứa kẽm, selen, vitamin B6, vitamin C, cellulose… là vũ khí giúp gan giải độc, tăng cường sức khỏe đường ruột và bảo vệ thận.
9. Củ cải đường: Là thực phẩm cung cấp chất xơ lành mạnh do chứa hàm lượng cao các hoạt chất flavonoids và beta-carotene (tiền vitamin A). Bổ sung loại củ này trong bữa ăn giúp kích thích và hỗ trợ chức năng gan hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, củ cải đường hỗ trợ tăng oxy bằng cách làm sạch máu, và phá vỡ các chất thải độc hại để giúp chúng được đào thải ra ngoài nhanh hơn. Chúng kích thích dòng chảy của mật và tăng cường hoạt động của các enzym.