Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh

Khánh Hằng - Ngày 20/01/2022 16:13 PM (GMT+7)

Những loại thực phẩm quen thuộc có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu hiệu quả.

Tiểu cầu là loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Tỷ lệ tiểu cầu so với hồng cầu ở một người lớn khỏe mạnh là 1:10 đến 1:20. Đời sống trung bình của một tiểu cầu kéo dài 7-10 ngày. Trong cơ thể, cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già cỗi là lá lách.

Lá lách chính là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những bất thường của lá lách như lách to có thể dẫn đến việc tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.

Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh - 1

Chỉ số PLT (Platelet Count) - số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Bình thường số lượng tiểu cầu trong máu thường vào khoảng 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1μl = 1mm3), trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Mỗi 1 lít máu sẽ có khoảng 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu.

Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu. Còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, làm cản trở mạch máu có thể gây nên đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu...

Các triệu chứng của số lượng tiểu cầu thấp chỉ xảy ra khi mức độ đặc biệt thấp. Mức độ nhẹ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng thường thấy bao gồm:

- Đốm đỏ sẫm trên da (đốm xuất huyết)

- Đau đầu sau khi bị thương nhẹ

- Dễ bầm tím

- Chảy máu tự phát hoặc chảy quá nhiều máu

- Chảy máu miệng hoặc mũi sau khi đánh răng.

Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh - 2

Để làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên, nên ăn:

- Thực phẩm giàu folate

- Thực phẩm giàu vitamin B12, vitamin C, vitamin D và vitamin K

- Thực phẩm giàu chất sắt

Ngoài ra, khi muốn tăng tiểu cầu trong máu, nên tránh một số sản phẩm cụ thể như rượu và chất ngọt nhân tạo aspartame.

Ăn gì để tăng tiểu cầu?

1. Thực phẩm giàu folate

Folate là một loại vitamin B cần thiết cho các tế bào máu khỏe mạnh. Axit folic là dạng tổng hợp của folate. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia của Mỹ (NIH), người lớn cần ít nhất 400 microgam (mcg) folate mỗi ngày và phụ nữ mang thai cần 600 mcg mỗi ngày.

Những thực phẩm chứa nhiều folate hoặc axit folic bao gồm:

- Rau màu xanh đậm (rau chân vịt, cải Brussels, súp lơ xanh...)

- Gan bò

- Đậu mắt đen

- Ngũ cốc

- Cơm

- Nấm men

Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều axit folic từ các chất bổ sung hoặc thực phẩm tăng cường vì hàm lượng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng của vitamin B12 đối với cơ thể.

2. Thực phẩm giàu vitamin B12

Mức độ vitamin B12 thấp trong cơ thể có liên quan đến số lượng tiểu cầu thấp trong máu. Theo NIH, những người từ 14 tuổi trở lên cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tới 2,8 mcg vitamin B12 mỗi ngày.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 bao gồm:

- Thịt bò và gan bò

Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh - 3

- Trứng

- Các loại cá, nhất là các loại cá béo

- Sữa và các sản phẩm từ sữa

- Ngũ cốc

- Sữa hạt (sữa hạnh nhân, sữa đậu nành...)

3. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp tiểu cầu hoạt động chính xác và tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, một chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho tiểu cầu.

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm:

- Súp lơ xanh

- Rau cải Brussels

- Trái cây họ cam quýt (cam, quýt, bưởi, chanh...)

- Quả kiwi

- Ớt chuông

- Dâu tây

4. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D góp phần vào hoạt động bình thường của xương, cơ, dây thần kinh và hệ thống miễn dịch. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Rối loạn Tiểu cầu (PDSA), vitamin D cũng đóng một vai trò thiết yếu trong chức năng của các tế bào tủy xương sản xuất tiểu cầu và các tế bào máu khác.

Cơ thể có thể sản xuất vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng không phải ai cũng nhận được đủ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Người lớn từ 19 đến 70 tuổi cần 15 mcg vitamin D mỗi ngày. 

Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D bao gồm:

- Lòng đỏ trứng

- Các loại cá béo

Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh - 4

- Sữa tăng cường và sữa chua

- Dầu gan cá

- Nước cam

- Sữa hạt

5. Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương. Theo một cuộc khảo sát của PDSA, 26,98% những người dùng vitamin K đã báo cáo sự cải thiện về số lượng tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu.

Lượng vitamin K thích hợp cho người lớn từ 19 tuổi trở lên là 120 mcg cho nam và 90 mcg cho nữ. Những thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

- Các loại rau xanh (súp lơ xanh, rau chân vịt, cải thìa, cải xoăn...)

- Đậu nành và dầu đậu nành

- Bí ngô

6. Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt cần thiết cho sự khỏe mạnh của các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Theo NIH, nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần 8 miligam (mg) sắt mỗi ngày, trong khi phụ nữ từ 19 - 50 tuổi cần 18 mg. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần 27 mg sắt mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

- Hàu

- Gan bò

- Ngũ cốc

- Đậu trắng và đậu tây

- Socola đen

Ăn gì để tăng tiểu cầu trong máu và những thực phẩm cần tránh - 5

- Đậu lăng

- Đậu hũ

Lưu ý: Nên tránh ăn thực phẩm giàu canxi hoặc bổ sung canxi cùng lúc với chất sắt vì có thể làm giảm tác dụng của sắt.

Bị giảm tiểu cầu không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm giảm số lượng tiểu cầu bao gồm:

- Rượu

- Aspartame - một chất làm ngọt nhân tạo không chứa đường saccharide được sử dụng như một chất thay thế đường trong một số thực phẩm và đồ uống.

- Nước ép nam việt quất.

Nguồn tham khảo:

How can I increase my platelet count naturally? -  Medical News Today - Xuất bản ngày 31/8/2018.

Ăn gì để bổ thận? Những thực phẩm giúp bổ thận, người có vấn đề về thận nên ăn
Thận là cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Chính thực phẩm bạn ăn hàng ngày cũng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của thận....

Sống khỏe

Khánh Hằng (Dịch từ Medical News Today)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe