Ăn nhiều dứa có gây hại không? Những tác dụng và tác hại ít biết của dứa

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 19/11/2021 16:04 PM (GMT+7)

Dứa là loại trái cây quen thuộc được không ít người yêu thích nhưng liệu bạn đã biết rõ tác dụng của dứa hay liệu ăn dứa nhiều có gây hại gì hay không.

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ ngon và tốt cho sức khỏe. Loại trái cây phổ biến này chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu ích khác, chẳng hạn như các enzyme có thể chống lại chứng viêm và bệnh tật.

Thành phần dinh dưỡng

Dứa có hàm lượng calo thấp nhưng có thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng.

Ăn nhiều dứa có gây hại không? Những tác dụng và tác hại ít biết của dứa - 1

Một cốc (165 gam) dứa chứa:

- Lượng calo: 82,5

- Chất béo: 1,7 gram

- Chất đạm: 1 gram

- Carbs: 21,6 gram

- Chất xơ: 2,3 gram

- Vitamin C: 131% khẩu phần ăn hằng ngày theo khuyến nghị (RDI)

- Mangan: 76% RDI

- Vitamin B6: 9% RDI

- Đồng: 9% RDI

- Thiamin: 9% RDI

- Folate: 7% RDI

- Kali: 5% RDI

- Magiê: 5% RDI

- Niacin: 4% RDI

- Axit pantothenic: 4% RDI

- Riboflavin: 3% RDI

- Sắt: 3% RDI

Dứa cũng chứa một lượng vi lượng vitamin A và K, phốt pho, kẽm và canxi. Chúng đặc biệt giàu vitamin C và mangan, cung cấp lần lượt 131% và 76% lượng khuyến nghị hàng ngày.

Vitamin C cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và hỗ trợ sự hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống. Trong khi đó, mangan là một khoáng chất tự nhiên giúp tăng trưởng, duy trì sự trao đổi chất lành mạnh và có đặc tính chống oxy hóa. 

Tác dụng của dứa

1. Chứa chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật

Dứa không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Dứa đặc biệt giàu chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid và axit phenolic. Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp cơ thể bạn chống lại stress oxy hóa.

Stress oxy hóa là trạng thái có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này tương tác với các tế bào của cơ thể và gây ra tổn thương có liên quan đến chứng viêm mãn tính, suy yếu hệ thống miễn dịch và nhiều bệnh tật khác.

Ăn nhiều dứa có gây hại không? Những tác dụng và tác hại ít biết của dứa - 2

2. Giúp tiêu hóa dễ dàng

Dứa có chứa một nhóm các enzyme tiêu hóa được gọi là bromelain. Chúng có chức năng như protease, giúp phá vỡ các phân tử protein thành các axit amin và peptit nhỏ.

Một khi các phân tử protein bị phá vỡ, chúng sẽ dễ dàng được hấp thụ qua ruột non hơn. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị suy tuyến tụy, một tình trạng mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ các enzyme tiêu hóa.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tham gia bị suy tuyến tụy có khả năng tiêu hóa tốt hơn sau khi dùng chất bổ sung enzyme tiêu hóa có chứa bromelain, so với việc uống chất bổ sung enzyme tiêu hóa không có bromelain.

3. Có thể giúp giảm nguy cơ ung thư

Ung thư là một căn bệnh với biểu hiện đặc trưng là sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Sự tiến triển của nó thường liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dứa và các hợp chất của nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Điều này là do chúng có thể giảm thiểu stress oxy hóa và giảm viêm.

Một trong những hợp chất này là nhóm các enzyme tiêu hóa được gọi là bromelain. Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng bromelain cũng có thể giúp chống lại ung thư. Ví dụ, hai nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy bromelain ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Các nghiên cứu khác trên ống nghiệm cho thấy bromelain ngăn chặn ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết,...

Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu dựa trên con người trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.

4. Có thể tăng cường miễn dịch và ức chế viêm

Dứa đã được sử dụng trong y học cổ truyền suốt nhiều thế kỷ. Chúng chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm.

Một nghiên cứu kéo dài chín tuần đã cho 98 trẻ khỏe mạnh thực hiện thí nghiệm không ăn dứa, ăn một ít dứa (140g) hoặc nhiều dứa (280g) hàng ngày để xem liệu nó có tăng cường khả năng miễn dịch của chúng hay không.

Kết quả cho thấy trẻ em ăn dứa có nguy cơ bị nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, những trẻ ăn nhiều dứa nhất có lượng bạch cầu chống lại bệnh tật (bạch cầu hạt) cao hơn gần 4 lần so với hai nhóm còn lại.

Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain có thể làm giảm các dấu hiệu viêm. Người ta tin rằng những đặc tính chống viêm này hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

5. Có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Ăn nhiều dứa có gây hại không? Những tác dụng và tác hại ít biết của dứa - 3

Vì dứa có chứa bromelain, có đặc tính chống viêm, nên người ta thường cho rằng chúng có thể giảm đau cho những người bị viêm khớp do viêm.

Trên thực tế, nghiên cứu từ đầu những năm 1960 cho thấy bromelain đã được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Một số nghiên cứu gần đây đã xem xét hiệu quả của bromelain trong điều trị viêm khớp. Một nghiên cứu ở những bệnh nhân bị viêm xương khớp cho thấy rằng việc bổ sung enzyme tiêu hóa có chứa bromelain giúp giảm đau hiệu quả tương tự như các loại thuốc viêm khớp thông thường.

Tuy nhiên, không rõ liệu bromelain có thể là một phương pháp điều trị lâu dài cho các triệu chứng viêm khớp hay không. Cần có các nghiên cứu dài hơn trước khi khuyến nghị dùng bromelain để làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

6. Có thể tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật hoặc sau khi tập thể dục nặng

Ăn dứa có thể làm giảm thời gian hồi phục sau phẫu thuật hoặc tập thể dục. Điều này phần lớn là do đặc tính chống viêm của bromelain.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain có thể làm giảm viêm, sưng, bầm tím và đau thường xảy ra sau phẫu thuật. Nó cũng dường như làm giảm các dấu hiệu viêm.

Tập thể dục gắng sức cũng có thể làm tổn thương mô cơ và gây viêm xung quanh. Các cơ bị ảnh hưởng không thể tạo ra nhiều lực và đau đến ba ngày. Các protein như bromelain được cho là có khả năng tăng tốc độ phục hồi các tổn thương do tập thể dục gắng sức gây ra bằng cách giảm viêm xung quanh mô cơ bị tổn thương.

Tác hại của dứa

Ăn quá nhiều dứa có thể gây rát miệng vì loại quả này chứa một chất làm mềm thịt tuyệt vời. Ăn quá nhiều dứa có thể gây ra một loạt các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng hoặc ợ chua do hàm lượng vitamin C cao. 

Ăn nhiều dứa có gây hại không? Những tác dụng và tác hại ít biết của dứa - 4

Hơn nữa, bromelain trong dứa nếu tiêu thụ quá mức có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, phát ban trên da và chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ).

Một báo cáo trên Live Science lưu ý rằng bromelain cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc mất ngủ và thuốc chống trầm cảm...

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn dứa chưa chín hoặc uống nước dứa chưa chín vì nó có thể gây nguy hiểm. Dứa chưa chín rất độc đối với con người và có thể dẫn đến tiêu chảy nghiêm trọng và nôn mửa.

Nguồn tham khảo:

8 Impressive Health Benefits of Pineapple - Healthline - Xuất bản ngày 26/5/2018

Health benefits and side effects of pineapples you must know: Here’s how much you should eat per day - Timesnownews - Xuất bản ngày 4/6/2020

Tác dụng bất ngờ của đỗ đen nhưng có những người không nên ăn đỗ đen để tránh bệnh
Đỗ đen thường được coi là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đỗ đen giúp giảm cân, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe...

Thực phẩm phòng bệnh

HOÀNG DƯƠNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh